Tới 2017, bảo mật sinh trắc học sẽ phổ biến

Tới 2017, bảo mật sinh trắc học sẽ phổ biến
Tạp chí Nhịp sống số - Các thiết bị đọc dấu vân tay được tích hợp tính năng bảo mật sinh trắc học sẽ lần đầu tiên chạm mốc 1 tỷ vào đầu năm 2017. Mỗi bộ cảm biến sẽ được sử dụng, trung bình 30 lần một ngày và sẽ tạo ra hơn 10 nghìn tỷ hoạt động sinh trắc học trên Toàn Cầu.

Theo Deloitte, khoảng 40% điện thoại thông minh tại các nước phát triển sẽ được tích hợp với một đầu đọc vân tay vào cuối năm nay, tăng 30% so với giữa năm 2016. Điều này sẽ kéo theo ít nhất 80% người dùng điện thoại thông minh sẽ sử dụng tính năng cảm biến vân tay trên điện thoại của họ thường xuyên, tăng cao hơn so với con số 69% người dùng vào giữa năm 2016.

bảo mật, bảo mật sinh trắc học, điện thoại thông minh, smartphone

Paul Lee - người đứng đầu ban công nghệ và truyền thông của Deloitte cho biết: "Hàng tỷ điện thoại di động và máy tính bảng sẽ có khả năng thu thập và xử lý các dữ liệu sinh trắc học, bao gồm nhận diện khuôn mặt, nhận dạng giọng nói và quét mắt vào năm 2017 trong khi công nghệ quét vân tay vẫn đang phổ biến tại thời điểm hiện tại. Việc ứng dụng nhanh chóng các công nghệ này trong cuộc sống sẽ đáp ứng được các yêu cầu chứng thực nhanh chóng và an toàn".

"Hiện nay công nghệ nhận dạng vân tay đang là hình thức phổ biến nhất của bảo mật sinh trắc học trên điện thoại thông minh và nó khiến cho công nghệ này đang trở nên bình thường hóa. Điều này sẽ khiến cho bảo mật vân tay sẽ trở nên phổ biến hơn, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy và sử dụng thanh toán trên điện thoại thông minh của họ."

Có thể bạn quan tâm