Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 quốc gia "dính" botnet

Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 quốc gia
Tạp chí Nhịp sống số - Chỉ 6 tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng đã phát hiện trên 2.500 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo về An ninh Bảo mật 2019 (Security World 2019) diễn ra hôm nay (29/5) tại Hà Nội.

Cụ thể, phát biểu tại Hội thảo, đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết: Việt Nam đang xếp thứ 4 trong top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma (

bảo mật, an toàn thông tin, botnet, Security World, IDG Việt Nam, hội thảo bảo mật, Cybertrap,

Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ - phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo - Triển lãm Quốc gia về An ninh Bảo mật 2019 (Security World 2019) có chủ đề “TĂNG CƯỜNG BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ AN TOÀN, AN NINH MẠNG CHO NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC”, do Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Công an.

Đại tá, PGS-TS. Đỗ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho rằng, vấn đề tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã vượt ra khỏi phạm vi lợi ích an ninh quốc gia của một nước, trở thành thách thức toàn cầu, đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia của các nước, trong đó có Việt Nam.

Còn theo báo cáo của Trung tâm An toàn thông tin mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ), trung bình hàng năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào hệ thống mạng công nghệ thông tin các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước. Riêng trong năm 2018, đơn vị ghi nhận hơn 1 triệu tấn công với nhiều hình thức tinh vi, tăng hơn 35% so với năm 2017.

Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ - cho biết: Thời gian gần đây, các cuộc tấn công mạng, gián điệp, tội phạm mạng... không ngừng gia tăng, hướng tới mục tiêu đánh cắp dữ liệu, thông tin bí mật nhà nước, phá hoại hệ thống thông tin; ngày càng nhiều tổ chức tội phạm mạng, tổ chức phản động được thành lập, hoạt động tinh vi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến trật tự an toàn xã hội sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia. Theo ông, trong thời gian tới, tình hình an toàn, an ninh mạng trong thời gian được dự báo vẫn có nhiều biến động khó lường. Cùng đó, là sự gia tăng của các hình thức tấn công mới, chẳng hạn lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo, tấn công vào hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh...

Cũng trong khuôn khổ sự kiện này, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) với Công ty Phần mềm Cybertrap (Cộng hòa Áo).

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia là đầu mối kỹ thuật về giám sát, hỗ trợ bảo đảm ATTT cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật; quản lý, vận hành các hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu về ATTT, hệ thống kỹ thuật bảo đảm ATTT mạng quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về ATTT. Còn công ty Phần mềm CYBERTRAP hoạt động trong lĩnh vực An toàn, an ninh mạng, chuyên về công nghệ Deception cho các doanh nghiệp lớn và các tổ chức chính phủ cũng như các công ty có quy mô vừa trên toàn thế giới.

Từ tháng 3/2019, Cybertrap đã làm việc với các trung tâm đảm bảo an toàn an ninh mạng tại Việt Nam và đã giới thiệu những kinh nghiệm thực tiễn và giới thiệu công cụ deception technology nhằm ngăn chặn các nguy cơ tấn công có chủ đích vào hệ thống máy chủ của các tổ chức, doanh nghiệp. Nhận thấy những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị và ưu điểm nổi bật của công cụ này, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã quyết định ký kết thỏa thuận hợp tác với Cybertrap nhằm ứng dụng rộng rãi.

Có thể bạn quan tâm