TikTok bị yêu cầu điều tra vì nguy cơ gián điệp

TikTok bị yêu cầu điều tra vì nguy cơ gián điệp
Tạp chí Nhịp sống số - Hai thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra TikTok vì lo ngại ứng dụng này sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và tự do ngôn luận tại Mỹ.

Theo Digital Trends, TikTok, ứng dụng video của Trung Quốc đang được yêu cầu điều tra bởi hai thượng nghị sĩ Quốc hội Mỹ từ hai đảng khác nhau. Nguyên nhân của yêu cầu này là do họ nghi ngại TikTok là một ứng dụng gián điệp.

Ngày 23/10, Charles E. Schumer, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Tom Cotton, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã gửi một bức thư cho Joseph Maguire, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ để yêu cầu điều tra TikTok.

Theo Washington Post, hai thượng nghị sĩ cho rằng ứng dụng TikTok là "một mối nguy phản gián mà chúng ta không thể ngó lơ". Các thương nghị sĩ này lo ngại rằng ứng dụng trên sẽ thu thập dữ liệu người dùng như vị trí... giao cho phía Trung Quốc.

Theo luật Trung Quốc, khi bị yêu cầu các nhà cung cấp ứng dụng phải giao dữ liệu cho chính phủ. "Bắt buộc các công ty Trung Quốc hỗ trợ và hợp tác với công việc tình báo được kiểm soát bởi Đảng Cộng Sản Trung Quốc", Digital Trends dẫn lại luật của Trung Quốc.

Cả hai thượng nghị sĩ cũng lo ngại ứng dụng này bị kiểm duyệt bởi chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế sự lan truyền tin tức trên mạng xã hội. Gần đây nhất là việc che đậy làn sóng chính trị tại Hong Kong. Các thượng nghị sĩ cho rằng những luật kiểm duyệt trên cũng đang được áp dụng tại Mỹ, hạn chế quyền tự do ngôn luận của người Mỹ.

Cuối cùng, cả Schumer và Cotton đều lưu ý việc TikTok có thể giống các nền tảng mạng xã hội khác khi bị lợi dụng cho mục đích thao túng dư luận, ảnh hưởng chính trị như cách Facebook đã làm vào năm 2016.

Hiện vẫn yêu cầu của hai thượng nghị sĩ vẫn chưa được phản hồi.

Theo Digital Trends, Trung Quốc có luật kiểm duyệt trên mạng rất nghiêm ngặt. Tuy vậy, 6/10 công ty Internet lớn nhất thế giới đều có trụ sở tại đây. Điều này tạo ra mối nguy về an ninh quốc gia trong thời đại số.

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến sẽ được trình trong quý 2/2024. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bình Dương là các địa phương được chọn để tổ chức triển khai thí điểm.