Cuộc đua camera trên smartphone 2020 sẽ ra sao?

Cuộc đua camera trên smartphone 2020 sẽ ra sao?
Tạp chí Nhịp sống số - Camera là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên smartphone. Năm 2020, các hãng di động sẽ tiếp tục cải tiến bằng cách nâng cao độ phân giải, tích hợp AI thông minh hơn.

2019 là năm cho thấy sự phát triển vượt trội của camera trên các thiết bị di động. Nhìn vào những chiếc điện thoại chụp hình đẹp hàng đầu hiện nay như Google Pixel 4, Huawei Mate 30 Pro hay iPhone 11, có thể thấy mỗi nhà sản xuất đang đi theo một hướng khác nhau.

Những xu hướng như tăng độ phân giải cảm biến, kết hợp nhiều ống kính zoom quang học hay sử dụng thuật toán chụp hình sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2020.

Cuộc chiến độ phân giải

Một trong những xu hướng nổi bật trong năm 2019 là việc sử dụng cảm biến với độ phân giải cao. Năm 2018, người dùng khó có thể tìm thấy một chiếc máy khác cũng sử dụng cảm biến 40 MP như trên Huawei P20 Pro.

Camera là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên smartphone. Năm 2020, các hãng di động sẽ tiếp tục cải tiến bằng cách nâng cao độ phân giải, tích hợp AI thông minh hơn.

2019 là năm cho thấy sự phát triển vượt trội của camera trên các thiết bị di động. Nhìn vào những chiếc điện thoại chụp hình đẹp hàng đầu hiện nay như Google Pixel 4, Huawei Mate 30 Pro hay iPhone 11, có thể thấy mỗi nhà sản xuất đang đi theo một hướng khác nhau.

Những xu hướng như tăng độ phân giải cảm biến, kết hợp nhiều ống kính zoom quang học hay sử dụng thuật toán chụp hình sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2020.
Cuộc chiến độ phân giải

Một trong những xu hướng nổi bật trong năm 2019 là việc sử dụng cảm biến với độ phân giải cao. Năm 2018, người dùng khó có thể tìm thấy một chiếc máy khác cũng sử dụng cảm biến 40 MP như trên Huawei P20 Pro.
Cuoc dua camera tren smartphone 2020 se ra sao? hinh anh 1 mi_note_10_zing_3.jpg

Xiaomi Mi Note 10 là chiếc điện thoại đầu tiên có camera 108 MP được bán ra. Ảnh: Lê Trọng.

Tuy nhiên, đến năm 2019, ống kính với độ phân giải 48 MP hay 64 MP lại trở nên phổ biến và xuất hiện ngay trên nhiều model giá rẻ. Thậm chí, gần đây nhất chiếc Mi Note 10 đã trở thành mẫu di động đầu tiên trên thế giới được trang bị cảm biến 108 MP.

Những tin đồn gần đây cho thấy Samsung Galaxy S11 sẽ sử dụng cảm biến độ phân giải 108 MP thế hệ mới với công nghệ ghép 9 điểm thành 1. Chưa dừng lại ở đó, Samsung cũng được cho là đang phát triển ống kính 144 MP.

Đầu tháng 12, Qualcomm đã giới thiệu bộ xử lý Snapdragon 865 với tính năng hỗ trợ cảm biến độ phân giải tối đa 200 MP. Điều này cho phép các hãng di động mở ra cuộc chiến không hồi kết về độ phân giải camera.
Cải thiện khả năng lấy nét tự động

Công nghệ lấy nét tự động không còn là thứ bị phàn nàn trên smartphone trong vài năm gần đây. Nó cũng không còn được các hãng mang ra để quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh, đặc biệt là khi bạn muốn chụp hình, quay video với chủ thể chuyển động nhanh.

Theo Android Authority, smartphone cao cấp ra mắt năm 2020 sẽ bắt đầu sử dụng cảm biến thế hệ mới của Sony với công nghệ 2x2 On-Chip Lens (OCL). Công nghệ này cho phép tất cả pixel đều có khả năng lấy nét.

Hiện tại, đa số điện thoại thông minh đều được trang bị công nghệ lấy nét theo pha, sử dụng một số điểm lấy nét nằm xung quanh cảm biến. Trong khi đó, với 2x2 OCL, tất cả pixel trên cảm biến sẽ trở thành một phần của hệ thống phát hiện lấy nét. Điều này cho phép máy bắt nét nhanh và chính xác hơn trước ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.

Nhiếp ảnh AI

AI camera là thuật ngữ được rất nhiều hãng sử dụng và nó đã trở thành điểm nhấn trên smartphone 2019. Nhắc đến Google, Huawei, Apple hay Samsung, thuật toán phần mềm đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng ảnh. Ngay cả những mẫu di động giá rẻ từ Xiaomi, Oppo cũng được tích hợp AI với những hứa hẹn rằng trí thông minh nhân tạo sẽ giúp hình ảnh bạn chụp ra đẹp hơn.

Google Pixel 4 được xem là ví dụ điển hình khi nhắc đến chụp ảnh bằng thuật toán. Thuật toán phần mềm mang lại cho máy nhiều hiệu ứng chụp ảnh như làm mờ phông, chế độ tối, nhận diện khung cảnh bằng AI...

Không chỉ dừng lại ở mức độ làm đẹp hay tăng màu sắc, tương phản, AI được sử dụng để nhận biết từng phần trong một bức ảnh. Nó có thể phân biệt da, quần áo và nhiều khung cảnh khác nhau, từ đó áp dụng các thuật toán xử lý khác nhau cho từng phần.

Cũng nhờ thuật toán phần mềm mà chúng ta mới có chế độ zoom "lai" của Huawei P30 Pro, chế độ chụp thiên văn của Pixel 4 hay Deep Fusion trên iPhone 11 Pro.

Kết hợp các ống kính zoom

Cuối năm 2019, một số hãng di động ra mắt các model khá kỳ lạ khi trang bị cho chúng 2 ống kính với tiêu cự zoom khác nhau. Xiaomi Mi Note 10 có 2 ống kính zoom với tỷ lệ lần lượt 2x và 5x. Vivo cũng ra mắt chiếc X30 Pro với khả năng tương tự.

Trên các model cao cấp, camera chính với độ phân giải cao kết hợp cùng thuật toán siêu zoom có thể giúp thiết bị thu phóng hình ảnh từ xa bằng phần mềm mà không làm giảm chất lượng.

Tuy nhiên, các thiết bị tầm trung hay giá rẻ không được tích hợp bộ xử lý hình ảnh riêng biệt cũng như những thuật toán thông minh này. Do đó, việc trang bị 2 ống kính với các tiêu cự zoom khác nhau được xem là giải pháp giá rẻ nhằm hạn chế giảm chất lượng hình ảnh khi người dùng muốn chụp ảnh ở xa.

Có thể bạn quan tâm

iPOS.vn vừa công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2023, được phối hợp cùng Công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam - VIRAC và hệ thống kênh thông tin và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực F&B Việt Nam thực hiện.