Ví MoMo chính thức là kênh thanh toán điện tử của PayGov

Ví MoMo chính thức là kênh thanh toán điện tử của PayGov
Tạp chí Nhịp sống số - Cùng với sự kiện ra mắt “Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (Cổng PayGov), cùng với 8 đơn vị thanh toán điện tử khác, đại diện Ví MoMo đã thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác với Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT về việc triển khai Cổng thanh toán quốc gia.

Theo đó,

thanh toán điện tử, ví Momo, thanh toán không tiền mặt, PayGov, thanh toán dịch vụ công,

Đại diện MoMo cho biết: Việc kết nối trực tiếp “Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia” đánh dấu bước tiến dài của Ví MoMo trong mảng thanh toán trực tuyến dịch vụ công. Qua đó, cho thấy những nỗ lực của Ví MoMo trong suốt thời gian qua đã được Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và tin tưởng để lựa chọn là một trong những đối tác thanh toán trực tuyến đầu tiên triển khai Dự án quan trọng này.

Cụ thể, từ đầu tháng 4/2019, Ví MoMo vinh dự được thành phố Đà Nẵng lựa chọn là đối tác khai thanh toán điện tử cho dịch vụ công tại thành phố. Tháng 9/2019, hợp tác cùng Trung tâm Hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt, tại Hội nghị “Sơ kết 2 năm hoạt động Trung tâm Hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa” ngày 6/7 vừa qua, số liệu công bố cho thấy, Ví MoMo là kênh thanh toán điện tử dẫn đầu khi chiếm tới 75% lượng giao dịch và doanh thu thanh toán dịch vụ hành chính công trực tuyến tại Khánh Hòa.

Gần đây nhất, tháng 12/2019, Ví MoMo là một trong 4 đối tác thanh toán điện tử đầu tiên của Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch, đồng sáng lập Ví MoMo cho biết: “ Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia là công cụ quan trọng cho quá trình đẩy mạnh phát triển Chính phủ số. Hỗ trợ thanh toán dịch vụ công một cách thuận lợi - minh bạch - tin cậy, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Ví MoMo vinh hạnh khi liên tiếp nhận được sự tin tưởng của cơ quan Nhà nước lựa chọn đồng hành và sẽ nỗ lực hết mình để triển khai tốt nhất, vì mục tiêu chung thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam”.

Cổng PayGov được thiết kế để giải quyết các vấn đề chính như sau:
● Một là giải quyết vấn đề về kết nối: Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết nối với Cổng PayGov với một giao điện thống nhất là có thể sử dụng các tiện ích của tất cả các trung gian thanh toán. Đồng thời, các trung gian thanh toán chỉ cần kết nối đến Cổng PayGov là có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho tất cả các bộ, ngành, địa phương.
● Hai là giải quyết vấn đề về tra soát, đối soát, quyết toán: Cổng PayGov cung cấp công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề về tra soát, đối soát, quyết toán giữa các bên liên quan; đặc biệt là hỗ trợ đối soát, quyết toán một cách tự động với kho bạc.
● Ba là giải quyết vấn đề về một địa chỉ thanh toán thống nhất: Cổng PayGov không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến mà còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như: y tế, giáo dục, điện, nước,… 
● Cổng PayGov sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030": Đến năm 2025, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; Đến năm 2030 tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Có thể bạn quan tâm