Phát hiện YouTube có nhiều sai phạm trong quảng cáo tại Việt Nam

Phát hiện YouTube có nhiều sai phạm trong quảng cáo tại Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa cho biết, cơ quan này đã giám sát và phát hiện YouTube có nhiều sai phạm trong quảng cáo tại Việt Nam.

Phát hiện YouTube có nhiều sai phạm trong quảng cáo tại Việt Nam

Theo đó, nhiều thương hiệu sản phẩm lớn tại Việt Nam đang chạy quảng cáo ngay trên các video của YouTube có nội dung phản cảm, bạo lực, tuyên truyền các thông tin xuyên tạc sự thật, chống phá nhà nước…

Ông Lê Quang Tự Do – Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử đã chỉ rõ các nhãn hàng đang chạy quảng cáo trên các video YouTube có nội dung phản cảm, sai lệch đó là: Sản phẩm Vaseline, Comfort (Unilever); sản phẩm Pampers, Ariel (P&G); Vinhomes; Sendo (FPT), Samsung Việt Nam, Yamaha ... Cùng với đó là sai phạm trong tính năng gợi ý video liên quan (Suggest) của YouTube, tính năng này nằm ở bên phải giao diện màn hình YouTube giới thiệu kèm thêm các clip chứa nội dung xấu độc bất chấp người sử dụng đang xem các nội dung giải trí lành mạnh trên YouTube. Bộ TT&TT nhận định đây là những sai phạm nghiêm trọng, Bộ sẽ phối hợp với Bộ VHTT&DL để xử lý các bên.

Ông Lê Quang Tự Do cho biết, trước mắt cơ quan chức năng đã đề nghị các đơn vị doanh nghiệp sở hữu các quảng cáo phải gỡ bỏ ngay các hình ảnh quảng cáo trên các video có nội dung xấu độc, đồng thời có báo cáo giải trình về lý do xảy ra những sai phạm này, dù là lý do khách quan hay chủ quan.

Đồng thời phối hợp Bộ VHTT&DL để có những biện pháp xử lý đối với các công ty quảng cáo. Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử cũng đã có công văn mời làm việc khẩn với đại diện của YouTube và Google để phối hợp xử lý những sai phạm nói trên theo Thông tư số 38 của Bộ TT&TT về quản lý thông tin công cộng qua biên giới.

Về giải pháp lâu dài, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 38, trong đó quy định rất chi tiết về yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet, mạng xã hội ở nước ngoài khi khi cung cấp vào Việt Nam phải có biện pháp phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ người dùng Internet và mạng xã hội ở Việt Nam trước thông tin xuyên tạc, bịa đặt, vi phạm thuần phong mỹ tục, xấu độc...

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.