Viện Khoa học Công nghệ VINASA công bố đề tài nghiên cứu

Viện Khoa học Công nghệ VINASA công bố đề tài nghiên cứu
Tạp chí Nhịp sống số - Đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng khung chuẩn trao đổi thông tin số Quốc gia" do Viện Khoa học Công nghệ VINASA (VSTI) thuộc Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA)thực hiện từ tháng 10/2015 đến hết tháng 9/2017.

Các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng khung chuẩn trao đổi thông tin số Quốc gia

2. Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Công nghệ VINASA (VSTI) thuộc Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA)

3. Tên chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Nguyễn Việt Hải, Phó Viện trưởng Viện KHCN VINASA

4. Các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài

  • Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI)
  • Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Viện CNTT và Truyền thông - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

5. Mục tiêu của đề tài:

Định hướng mục tiêu tổng quát:

  • Từng bước tiếp cận chuẩn thông tin thế giới, tiến tới đảm bảo thông tin có thể kết nối, trao đổi thông suốt trong phạm vi quốc gia giữa các cấp, các ngành và các lĩnh vực;
  • Quy hoạch và xây dựng hệ thống chuẩn Hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, đồng bộ, thống nhất, có thể kết nối, trao đổi thuận tiện trong nước và với quốc tế

Mục tiêu cụ thể:

  • Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng  hệ thống chuẩn trao đổi thông tin số tại một số quốc gia và Việt Nam.
  • Đề xuất phương án và xây dựng Mẫu khung chuẩn trao đổi  thông tin số quốc gia cùng quy trình và hướng dẫn áp dụng khung chuẩn trao đổi thông tin số.
  • Xây dựng thí điểm 07 khung chuẩn trao đổi thông tin số cho07 lĩnh vực (tại mục 6)

6. Nội dung nghiên cứu khoa học của đề tài:

Nội dung 1: Nghiên cứu các quy định và chu trình chuẩn của các tổ chức chuẩn quốc tế (BSI, ISO/IEC JTC1, ITIL, COBIT, ISACA, ANSI…)

Nội dung 2: Nghiên cứu mô hình thông tin và chuẩn trao đổi thông tin số của một số nước trên thế giới.

Nội dung 3: Khảo sát hiện trạng, phân tích, đánh giá các hệ thống CNTT tại Việt Nam

Nội dung 4: Nghiên cứu, đề xuất mô hình tham chiếu Hạ tầng Thông tin Quốc gia của Việt Nam

Nội dung 5: Nghiên cứu, đề xuất cách tiếp cận và xây dựng Mẫu khung chuẩn trao đổi thông tin số Quốc gia

Nội dung 6: Nghiên cứu, thí điểm xây dựng 07 dự thảo chuẩn trao đổi thông tin số thuộc 07 lĩnh vực, gồm:

  • 6.1. Xây dựng thí điểm chuẩn trao đổi thông tin số dự án đầu tư
  • 6.2.  Xây dựng thí điểm chuẩn trao đổi thông tin số học bạ điện tử trong giáo dục và đào tạo
  • 6.3. Xây dựng thí điểm chuẩn trao đổi thông tin số về quan trắc môi trường
  • 6.4. Xây dựng chuẩn mô hình thông tin số trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa (TCH)
  • 6.5.  Xây dựng thí điểm chuẩn trao đổi thông tin số trong lĩnh vực hành chính điện tử
  • 6.6 Xây dựng thí điểm chuẩn trao đổi thông tin số hệ thống thông tin y tế và y bạ điện tử
  • 6.7.  Xây dựng thí điểm chuẩn trao đổi thông tin số quản lý đối tượng nghèo (hộ nghèo) điện tử

7. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 10/2015 đến hết tháng 9/2017

8.Sản phẩm KH&CN chính của đề tài

Sản phẩm 1: Báo cáo phân tích đánh giá về hiện trạng các hệ thống thông tin và chuẩn trao đổi thông tin liên quan tại Việt Nam và một số nước trên thế giới

Sản phẩm 2: 01 Mẫu khung chuẩn trao đổi thông tin số quốc gia bao gồm:

  • Phạm vi áp dụng
  • Tài liệu viện dẫn
  • Thuật ngữ định nghĩa
  • Qui định bên trong các mô hình
  • Các thành phần liên quan
  • 01 Thuyết minh dự thảo mẫu khung chuẩn trao đổi thông tin số quốc gia bao gồm các nội dung:
  • Tính cần thiết
  • Hiện trạng tiêu chuẩn hoá
  • Sở cứ
  • Bố cục dự kiến

Sản phẩm 3: 07 Dự thảo TCVN về Chuẩn trao đổi thông tin số trong 07 lĩnh vực:

  • Dự án đầu tư xây dựng;
  • Học bạ điện tử;
  • Thông tin quan trắc môi trường;
  • Tiêu chuẩn hóa
  • Hồ sơ hành chính điện tử;
  • Y bạ điện tử;
  • Quản lý hộ nghèo điện tử

Sản phẩm 4: 01 Bộ tài liệu hướng dẫn áp dụng Mẫu khung chuẩn trao đổi thông tin số quốc gia và qui trình áp dụng thực tiễn

Sản phẩm 5: 01 Báo cáo tổng kết và đề xuất Mẫu khung chuẩn trao đổi thông tin số quốc gia để áp dụng vào thực tiễn

9. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 4.480.000.000 (Bốn tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng), 100% từ nguồn ngân sách nhà nước.

 

Có thể bạn quan tâm