Máy phát tia Plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam

Máy phát tia Plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - PlasmaMED - máy phát tia Plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ - đã có buổi ra mắt ấn tượng tại Hà Nội tối 13/7 vừa qua. Thiết bị được phát triển bởi các nhà khoa học Việt Nam đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành

công nghệ cao, y tế thông minh, thiết bị y tế, PlasmaMED, Máy phát tia Plasma lạnh, tia Plasma lạnh, Đỗ Hoàng Tùng, Nguyễn Thế Anh, Công ty Cổ phần Công nghệ Plasma Việt Nam,

TS. Đỗ Hoàng Tùng giới thiệu về những tính năng ưu việt của PlasmaMED

PlasmaMED là máy phát tia Plasma lạnh dùng trong y tế và thẩm mỹ được nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Plasma Việt Nam (PLT).

PlasmaMED đã được Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế số 42/2016/BYT-TB-CT, Qua đó, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

Cụ thể, theo đại diện PLT, máy PlasmaMED là công cụ điều trị mới trong liền thương và da liễu, làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, có tác dụng diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, nó cũng mang đến tác dụng giảm đau, giảm ngứa, giảm phù nề và khó chịu tại chỗ; kích thích và tăng tốc làm lành vết thương như tái sinh mô, tăng sinh tế bào, hình thành mạch.

Đặc biệt, máy không gây tác dụng phụ, mang lại sự an toàn và có hiệu quả cao trong diệt khuẩn và kích thích tái tạo mô. Vì thế, phạm vi cũng như tiềm năng ứng dụng trong y tế và phẫu thuật thẩm mỹ là rất lớn.

công nghệ cao, y tế thông minh, thiết bị y tế, PlasmaMED, Máy phát tia Plasma lạnh, tia Plasma lạnh, Đỗ Hoàng Tùng, Nguyễn Thế Anh, Công ty Cổ phần Công nghệ Plasma Việt Nam,

PlasmaMED đã được Bằng bảo hộ độc quyền sáng chế về máy phát tia plasma lạnh ứng dụng trong Y Sinh
công nghệ cao, y tế thông minh, thiết bị y tế, PlasmaMED, Máy phát tia Plasma lạnh, tia Plasma lạnh, Đỗ Hoàng Tùng, Nguyễn Thế Anh, Công ty Cổ phần Công nghệ Plasma Việt Nam,

TS. Nguyễn Thế Anh chia sẻ về tiềm năng ứng dụng rộng lớn của PlasmaMED

Đến nay, máy PlasmaMED đã được làm thử nghiệm vi sinh đánh giá khả năng diệt khuẩn tại Khoa Y dược – Đại học Quốc gia. Thử nghiệm tiền lâm sàng tại Viện Bỏng Quốc gia. Thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện ĐH Y Dược Tp.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, plasma lạnh an toàn và hiệu quả trong điều trị vết thương.

Nhận định về sản phẩm này, Thiếu tướng – GS.TS Lê Năm – Nguyên GĐ Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác cho biết: "Có rất nhiều các phương pháp để điều trị các vết thương hở. Mỗi phương pháp có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Công nghệ plasma lạnh ra đời góp thêm 1 phương pháp mới, đặc biệt có thể giải quyết những điểm yếu của một số phương pháp khác như kháng kháng sinh".

Được biết, hiện nay công nghệ Plasma lạnh ứng dụng trong điều trị vết thương hở mới chỉ được áp dụng tại một số quốc gia: Đức, Israel, Nga, Việt Nam...

Trong vật lý, plasma được coi là trạng thái thứ tư của vật chất (bên cạnh các trạng thái rắn, lỏng và khí) được mô tả đầu tiên vào năm 1879 bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes.
Plasma lạnh được thử nghiệm ứng dụng trong điều trị y tế từ những năm 1990.  Trong những năm 2000, nhiều nghiên cứu về các bệnh nhiễm khuẩn da như chốc lở nhiễm khuẩn nông, viêm nang lông hoặc loét niêm mạc, nấm da hoặc thậm chí bệnh do virus... có thể được điều trị bằng plasma lạnh an toàn, không đau, làm giảm lượng vi khuẩn và thúc đẩy quá trình liền thương. Trong thời gian này, các nghiên cứu về ảnh hưởng và độc tính tiềm năng của plasma lạnh trên các tế bào động vật có vú cũng đã được thực hiện. Trong các thí nghiệm in vitro trên các nguyên bào sợi, tế bào nội mô và các tế bào cơ đã chỉ ra rằng tác động của plasma liều thấp đã sẽ là đủ để tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả và vô hại đối với các tế bào của con người và động vật.

Có thể bạn quan tâm