Thiết bị đeo thông minh Horus có thể giúp người mù "nhìn thấy"

Thiết bị đeo thông minh Horus có thể giúp người mù
Tạp chí Nhịp sống số - Thế giới đang trở nên tốt hơn khi kết hợp máy học và thị giác máy tính. Nhưng không chỉ ứng dụng trong xe hơi và drone, những công nghệ này có thể được sử dụng để cải thiện đáng kể cuộc sống của những người khiếm thị, cho phép họ độc lập hơn giữa xã hội hiện đại. Startup Eyra đang đi theo con đường

Chúng tôi xin dịch lại bài viết của phóng viên Daniel Cooper từ trang Engadget để các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm độc đáo này:

Tôi đã thử phần cứng nguyên mẫu tại TechCrunch Disrupt, và trong khi các mẫu thiết kế gần như hoàn thiện, thiết bị hiện tại vẫn còn khá thô-nhất là quanh các cạnh. Hệ thống có một cặp tai nghe dẫn truyền âm thanh qua xương (bone-conduction headphone) có tên gọi Aftershokz với một module camera gắn vào phía bên tay phải. Module này gồm 2 camera di động khoảng 1 cm chuẩn FullHD cài vào hai bên đầu.

Tai nghe được kết nối thông qua một cáp micro USB đến một hộp nhựa màu đen có kích thước bằng nửa cuốn sách bìa mềm. Ẩn mình bên trong là chip Tegra K1 của NVIDIA và một cục pin với dung lượng đủ cho thiết bị có thể sử dụng trong 24 giờ. Không giống như các công cụ hỗ trợ thị giác khác mà chúng ta đã nhìn thấy, Horus vẫn có thể hoạt động ngay cả khi không có kết nối Wi-Fi.

Hiện tại, Horus được thiết kế để đọc các đoạn văn bản, xác định đối tượng hoặc nhận dạng khuôn mặt những người bạn đang nói chuyện. Bạn cần phải lựa chọn tính năng sử dụng với ba nút menu trên hộp (mỗi lựa chọn có một hình dạng khác nhau- để dễ sử dụng) và sau đó chỉ việc bấm nút chọn. Nếu muốn Horus đọc một cuốn sách, chọn nút menu và sau đó di chuyển lên phía những tấm kính. Tín hiệu âm thanh sẽ di chuyển từ trái sang phải để hướng dẫn bạn vào đúng vị trí để máy ảnh tự động kích hoạt.

Sau khi tạm dừng một lát để hệ thống tiêu hóa dữ liệu, thiết bị sẽ bắt đầu đọc ra những gì bạn vừa chụp bằng một giọng nói tổng hợp. Nó không hoàn hảo, nhưng chắc chắn đủ thông minh để có thể cho phép bạn đọc bất kỳ cuốn sách, tạp chí hoặc báo nào miễn là font chữ dễ đọc. Hệ thống này cũng sẽ nhận ra các đối tượng và khuôn mặt, mặc dù vẫn cần được đào tạo thêm trước khi đủ tin cậy để tung ra thị trường. Trong bản demo, chúng tôi thấy được Horus có khả năng đọc một bài viết mới trên tạp chí và có thể phân biệt giữa Diet Pepsi và một thứ tương tự nhưng nhiều chất béo.

tartup được thành lập bởi hai sinh viên của Đại học Genoa trong lúc đang loay hoay tìm cách để phát triển một hệ thống thị giác máy tính. Nghiên cứu ban đầu của họ tập trung vào điều hướng robot, nhưng sau đó họ thấy rằng công nghệ này còn có những ứng dụng khác. Trong hai năm tiếp theo, họ đã tập trung sản xuất một phiên bản di động của thiết bị, và sắp sửa hoàn tất. Trong tương lai, thiết bị được dự kiến có thể mô tả các bối cảnh xung quanh và tăng khả năng "nhìn thấy" của người dùng.

Horus sẽ được tung ra thị trường trong một tương lai không xa, mặc dù sẽ khá đắt tiền, dự kiến giá bán lẻ từ 2000 USD (khoảng 46 triệu) đến 2500 USD (khoảng 57 triệu).

Thị giác máy tính (tiếng Anh: computer vision) là một lĩnh vực bao gồm các phương pháp thu nhận, xử lý ảnh kỹ thuật số, phân tích và nhận dạng các hình ảnh và, nói chung là dữ liệu đa chiều từ thế giới thực để cho ra các thông tin số hoặc biểu tượng, ví dụ trong các dạng quyết định.

Theo Wikipedia

 

Có thể bạn quan tâm