Thuốc thông minh giúp chuẩn đoán bệnh đường tiêu hóa

Thuốc thông minh giúp chuẩn đoán bệnh đường tiêu hóa
Tạp chí Nhịp sống số - Viên thuốc thông minh này có thể cảm nhận được chứng đầy hơi, góp phần chuẩn đoán bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh gút và một số bệnh khác... Đây là công trình của Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh, Giám đốc Trung tâm Điện tử và Cảm biến tiên tiến thuộc Khoa Kỹ thuật (Đại học RMIT)

y tế thông minh, Thuốc thông minh, RMIT, chẩn đoán bệnh, ĐH RMIT, Kourosh Kalantar-zadeh,

Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh (ở giữa) cùng nhóm nghiên cứu

Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh (Đại học RMIT) vừa qua đã nhận giải Thành tựu kỹ thuật thuộc Hội đồng cảm biến từ Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) cho viên thuốc thông minh mà ông chế tạo ra. Viên thuốc "ăn được" này được coi là có thể cách mạng hoá việc phòng tránh cũng như chuẩn đoán bệnh đường tiêu hóa, bệnh dạ dày và bệnh tật nói chung.

Trong lời dẫn, giải thưởng là để vinh danh “người có cống hiến nổi bật về mặt kỹ thuật trong những lĩnh vực thuộc Hội đồng cảm ứng của Viện IEEE, và được ghi trong văn bản của viện cũng như bằng sáng chế. Lời dẫn dựa vào chất lượng nói chung cũng như những đóng góp độc đáo, và vì ‘giới thiệu được tầm quan trọng của lĩnh vực mới - thiết thị cảm ứng có thể ăn được’, đồng thời quảng bá khái niệm mới về cảm ứng ‘hấp thụ vật lý’”.

Theo thống kê, cứ 5 người thì có 1 người từng hoặc sẽ bị đau dạ dày trong suốt cuộc đời mình, và khoảng 30% trong số đó không được chuẩn đoán. Ở Úc, Ung thư ruột là một trong ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, đặc biệt với những người trên 65 tuổi.

Với viên thuốc thông minh của Giáo sư Kourosh Kalantar-zadeh, việc phát hiện các triệu chứng bệnh và chẩn đoán sớm sẽ góp phần hạ thấp những tỷ lệ này.

Giáo sư cho biết: “Viên thuốc thông minh là dự án chúng tôi đã thực hiện nhiều năm. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã hỗ trợ để dự án đến được ngày nay. Tôi hết sức biết ơn đồng nghiệp cũng như Viện IEEE khi nhận giải thưởng này. Đây thực sự là vinh dự thiết thực và bất ngờ. Chúng tôi  hy vọng có thể cải thiện sức khoẻ của nhiều người nhờ công cụ chuẩn đoán dễ dàng này”.

Đại học RMIT là một trong những đại học hàng đầu thế giới trong phát triển thiết bị cảm ứng có thể đưa vào cơ thể qua đường ăn uống.

Trong đó, Giáo sư xuất sắc Kourosh được biết đến trên phạm vi quốc tế nhờ nghiên cứu cảm ứng ứng dụng công nghệ nano, đặc biệt là cảm ứng sinh học và chứng đầy hơi. Hồ sơ năng lực nghiên cứu mang tính đổi mới của ông gồm nghiên cứu dẫn đầu trong các sản phẩm đa dạng như sơn tạo ra năng lượng từ hơi nước, phát triển cảm ứng đo ô nhiễm khí gas dựa trên hấp thụ vật lý của khí gas (hay còn được gọi là hấp thụ vật lý).

Giáo sư xuất sắc Kourosh cũng từng nhận giải Academic Sharp Brain (tạm dịch: Bộ óc tinh nhuệ trong học thuật) của Viện Hoá học Hoàng gia Úc và giải Alan Finkel. Ông là đồng tác giả của hơn 350 sách và nghiên cứu khoa học có tỉ lệ trích dẫn cao.

Có thể bạn quan tâm