Mã độc Cerber có khả năng đánh cắp tiền ảo

Mã độc Cerber có khả năng đánh cắp tiền ảo
Tạp chí Nhịp sống số - Cerber, một trong những loại ransomware tồi tệ nhất đã trở nên tồi tệ hơn. Ngoài việc mã hóa các tập tin và đòi tiền chuộc, giờ đây nó còn có thêm khả năng đánh cắp ví Bitcoin và thông tin mật khẩu của người dùng.

Cerber thống trị thị trường ransomware không chỉ bởi vì nó liên tục được cập nhật và thêm các tính năng mới, chẳng hạn như khả năng tránh được sự phát hiện của các công cụ bảo vệ, mà nó còn được rao bán như một dịch vụ dành cho những hacker trình độ thấp muốn thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng cùng với tác giả của ransomware để được chia phần khi đòi được tiền chuộc.

Ransomware này sử dụng thuật toán mã hóa rất mạnh. Và bản chất không ngừng phát triển của Cerber đồng nghĩa với việc hiếm có công cụ sẵn có nào có thể giải mã phiên bản mới nhất của nó.

Bên cạnh các khoản lợi nhuận được thực hiện thông qua hình thức tống tiền nạn nhân (chiếm đến 90% thị trường máy tính Windows), bọn hacker đứng sau Cerber còn cố gắng moi thêm tiền từ nạn nhân bằng mọi giá.

Biến thể mới nhất của Cerber ăn cắp ví tiền ảo và mật khẩu của nạn nhân, giúp chúng gia tăng lợi nhuận bằng tiền chuộc Bitcoin từ 300 USD đến 600 USD.

Cách thức vẫn tương tự - Cerber vẫn tấn công nạn nhân thông qua việc đính kèm mã độc vào trong email lừa đảo - nhưng bây giờ bộ công cụ khai thác sẽ tìm cách thực hiện các nhiệm vụ khác, trước khi bước vào quá trình mã hóa.

Các nhà nghiên cứu tại Trend Micro mô tả quá trình tấn công này “tương đối đơn giản” nhắm vào ba ứng dụng ví tiền ảo: ví Bitcoin, ví Electrum và ví Multibit.

Mọi thông tin mật khẩu đã lưu cho các ví tiền Bitcoin sẽ được gửi đến kẻ tấn công thông qua một máy chủ ra lệnh và kiểm soát, cho phép các hacker truy cập vào nội dung bên trong các ví tiền ảo được mã hóa.

Để gia tăng mức độ tổn thương, Cerber xóa hoàn toàn các tập tin trong ví trước khi đi vào giai đoạn mã hóa hệ thống và yêu cầu một khoản tiền chuộc để được hoàn trả tập tin.

Có thể bạn quan tâm

Microsoft đã phát hành danh sách bản vá (tháng 4) với 147 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Bản phát hành tháng này đặc biệt tập trung vào 16 lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng...