Công nghệ làm iPhone "dựng" tại Trung Quốc

Công nghệ làm iPhone
Tạp chí Nhịp sống số - iPhone đã tạo nên một ngành kinh doanh cực kỳ béo bở ở Trung Quốc: thu mua iPhone cũ để tân trang, "mông má" lại bán ra thị trường.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista (Mỹ), doanh số


iPhone cũ được buộc chồng đống tại chợ Hoa Cương Bắc, Thâm Quyến: Nguồn: Telegraph

Dồi dào iPhone "đồng nát"

Theo trang Tencent của Trung Quốc đưa tin hồi năm 2014 – khi


iPhone cũ được tháo gỡ hoàn toàn để kiểm tra từng bộ phận nào còn đang hoạt động. Ảnh chụp tại chợ Hoa Cương Bắc. Nguồn: Telegraph.

Sau đấu giá, iPhone cũ được vận chuyển vào Trung Quốc, tập trung ở Thâm Quyến để làm mới lại trước khi bán đi khắp thế giới đang phát triển.

Hoa Cương Bắc là một địa chỉ nổi tiếng thế giới ở Thâm Quyến bởi đây là chợ điện tử lớn, nơi buôn bán hàng điện tử đủ các loại, từ điện thoại di động cho đến drone... Trong đó, tất nhiên có cả iPhone, hàng nhái, hàng dựng, hàng cũ... Các cửa hàng ở đó cũng có lắp ráp, tân trang iPhone cũ. Tuy nhiên, những gì mà khách hàng nhìn thấy ở chợ điện tử Bắc Hoa Cương chỉ là phần nổi của ngành tân trang iPhone.

Theo phóng viên First Financial Daily, ở Thâm Quyến có hàng ngàn hộ gia đình tham gia vào ngành tân trang iPhone. iPhone cũ lại tiếp tục được phân loại, những chiếc nào chỉ cần làm mới vỏ, những chiếc nào cần thay màn hình hay sửa chữa bên trong... Những tụ điểm tân trang iPhone này thường đặt ở trong các nhà xưởng, trông bề ngoài khó phân biệt với các ngôi nhà bình thường khác. Nhưng họ hoạt động rất bí mật, thường có cài đặt camera ở cửa để đối phó với các cuộc bố ráp của công an.

Bên trong các xưởng tân trang iPhone, nhân viên sẽ tháo các ốc vít iPhone, cẩn thận gỡ màn hình và thân máy rời ra mà không làm hỏng dây cáp. Sau đó, họ sẽ rửa bảng mạch, làm sạch bụi linh kiện bên trong và thay thế linh kiện, hàn keo, thay thế vỏ, pin, bổ sung phụ kiện, tờ chỉ dẫn chung, đóng gói, làm nhãn và cuối cùng làm cho chiếc iPhone được dựng trông chẳng khác gì chiếc iPhone chính hãng.

Tuy nhiên, để kiếm được tối đa lợi nhuận, nhiều hộ tân trang đã sử dụng đủ các loại mánh khoé gian lận và thông thường nhất là họ chọn những linh phụ kiện nhái giống hệt của iPhone để sửa chữa, thay thế. Việc làm này giúp giảm chi phí tổng thể đáng kể, nhưng như vậy, iPhone đã bị biến thành hàng giả.

Chẳng hạn, chiếc vỏ iPhone dưới bàn tay lão luyện của những thương nhân được "chế" giống hệt như vỏ máy iPhone xịn, mà giá chỉ có khoảng 1 đô la. Cảnh sát Thẩm Quyến đã từng lục xét một xưởng tân trang iPhone và phát hiện có hơn 20 nghìn vỏ iPhone như thế.

Cứ mỗi thế hệ iPhone mới ra mắt, sẽ có một số lượng lớn vỏ, nút, màn hình và thậm chí phụ kiện bảng mạch nhái xuất hiện ở chợ điện tử Hoa Cương Bắc. Nhiều điện thoại iPhone tân trang được bán tại chợ Bắc Hoa Cương hoặc được chuyển đi các thị trường khác, trong đại lục Trung Quốc và nước ngoài.

Những phần được thay thế là linh kiện lỗi từ các nhà sản xuất cho Apple thải ra, linh kiện iPhone cũ khác hoặc linh kiện rẻ tiền. Những sản phẩm như vậy nói chung là người dùng rất khó phát hiện, đặc biệt về linh kiện bên trong, thậm chí ngay cả các kỹ sư lành nghề cũng cần phải tháo ra để dò tìm mới có thể kết luận được.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.