BigData - "quái vật" thu thập và biết tất cả về bạn

BigData -
Tạp chí Nhịp sống số - Tất cả thông tin về chúng ta đang bị "lột trần" trong thế giới phẳng. Và có những doanh nghiệp chuyên đi thu thập dữ liệu để bán lại.

Bạn có để ý ngày trước vừa tìm một chiếc Tivi để xem giải ngoại hạng Anh, sau một đêm thức dậy, trình duyệt bỗng xuất hiện vô số quảng cáo loại sản phẩm này? Thậm chí, các nhà bán lẻ trực tuyến còn gửi email chào hàng cho bạn.

Đó chính là sức mạnh của

ChoicePoint, hãng dữ liệu tại Mỹ, đã có đến 17 tỉ hồ sơ về doanh nghiệp và cá nhân với đầy đủ thông tin xã hội, tín dụng, hình sự. Dữ liệu này sau đó được bán cho hơn 100.000 khách hàng, gồm cả các cơ quan chính phủ Mỹ.

Còn Acxiom, hãng lớn thứ 2 trong lĩnh vực này, có 23.000 máy chủ xử lý hơn 50.000 tỉ giao dịch dữ liệu mỗi năm. Acxiom tuyên bố có hồ sơ về hàng trăm triệu người Mỹ, có thể cung cấp cho các tổ chức có nhu cầu tìm kiếm thông tin hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh tiếp cận đúng đối tượng.

Hay như các dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho người dùng sử dụng “chùa”, nhưng sau lưng lại bắt tay với các doanh nghiệp để khai thác tối đa thông tin cá nhân. Điều đó lý giải vì sao chúng ta xem hàng trên một website, thì ngay sau đó mẫu quảng cáo món hàng này lập tức xuất hiện trên trang mạng xã hội của mình.

Trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2012, ông Obama được một đội công nghệ phía sau hỗ trợ. Nhóm này đưa ra các chiến lược thu thập, phân tích rồi tiếp cận và vận động những người ủng hộ Obama đi bỏ phiếu. Dữ liệu họ thu thập chính xác đến mức có thể thống kê được số người bỏ phiếu cho Obama, trước khi kết quả bầu cử được công bố.

Có thể nói, tất cả đang bị lột trần trong thế giới phẳng internet. Càng cung cấp nhiều thông tin, chúng ta càng bị lộ rõ thân phận. Không chỉ cá nhân mà ngay cả những tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng internet hằng ngày đều rơi vào tình thế này.

Ðó có thể là mối nguy, bởi trong giới thu thập dữ liệu luôn tồn tại 2 thái cực. Một là những người thu thập chính thống phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin và lên chiến lược kinh doanh. Hai là những hacker chuyên đánh cắp thông tin vì mục đích đen tối.

Bất cứ một website nào cũng có thể bị tấn công và bị thiệt hại chính là người dùng internet. Tháng 5/2015, một nhóm hacker Việt Nam đã đánh cắp 48.000 thông tin thẻ tín dụng từ kho dữ liệu của các trang web mua bán trực tuyến lớn trên thế giới. Trả lời trong buổi thẩm vấn khi bị bắt, nhóm này khai rằng họ dễ dàng tấn công để kiểm soát quyền quản trị do các website này có lỗ hổng bảo mật. Và hầu như website nào cũng có khả năng bị lỗi trên.

Và như vậy, câu chuyện vẫn chính là ở cách người dùng tự "bảo quản" thông tin của mình, thay vì cởi mở chia sẻ chúng khắp mọi nơi trong môi trường internet.

Có thể bạn quan tâm