Những "lá cờ đầu" của làng smartphone đang ngắc ngoải...

Những
Tạp chí Nhịp sống số - Chỉ 5 năm trước, nhắc đến Smartphone Flagship, trên thị trường chỉ có iPhone, Palm Pre, Nokia N8 hay Xperia X10. Nhưng hãy xem, giờ đây chiếc điện thoại nào là Flagship của các hãng? Dường như khái niệm smartphone flagship đang… chết dần.

Trở lại năm 2011, giai đoạn vàng của Android khi "bành trướng" thế lực trong làng smartphone, các hãng liên tục tung ra những mẫu điện thoại cao cấp... để đến giờ người ta băn khoăn tự hỏi, LG G4 hay V10; Samsung Galaxy S6 hay Note 5 mới là điện thoại cao cấp chủ lực. Với Apple, là iPhone hay iPhone có thêm ký hiệu S đằng sau?

Trong thị trường điện thoại ngày nay, các nhà sản xuất nhận ra rằng, chỉ một kích thước thôi, thì không phù hợp. Hãy nhìn, Google có Nexus 5X và Nexus 6P cho người thích màn hình lớn hơn. Microsoft thì có Lumia 950  5,2 ich và 950 XL 5,7- inch.

Smartphone Flagship đang…chết dần?

Sự bùng nổ của thị trường smartphone đã kết hợp hai xu hướng để dần tiêu diệt khái niệm flagship của các hãng. Đầu tiên, đó là sự đa dạng của hệ điều hành, đó là Windows 10, BlackBerry, iOS, Android v.v…

Những chiếc smartphone na ná nhau về cấu hình cao cấp, màn hình hiển thị "nới" rộng hơn, cảm ứng siêu nhạy và chất lượng tốt.

Thậm chí, các nhà sản xuất Trung Quốc còn trang bị cảm biến quét vân tay cùng hàng loạt tính năng cao cấp vốn chỉ thấy ở phân khúc cao cấp cho những sản phẩm giá rẻ.

Sự xuất hiện ồ ạt của các sản phẩm có cấu hình cao giá rẻ khiến cho bất cứ một doanh nghiệp nào có ý định tung ra sản phẩm mới phải đắn đo suy nghĩ. Những  công ty mới muốn tồn tại, phải cố gắng lách vào những thị trường ngách bằng nhiều cách khách nhau (chẳng hạn Lenovo Vibe P1 có pin lên đến 5.000mAh).

Tất nhiên, việc thị trường trở nên cạnh tranh khốc liệt là một cơ hội tuyệt vời cho khách hàng. Bởi vì khi không quá nổi bật với đối thủ, các nhà sản xuất điện thoại sẽ cung cấp nhiều lựa chọn hơn và đa dạng hơn về dịch vụ, phục vụ mọi sở thích của khách hàng. Những hành động đó giống như một cuộc chiến giảm giá không bền vững như ở Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp đua nhau giảm giá hết mức có thể mà chắc chắn, điều này sẽ làm hại chính họ.

Trong một thời gian dài, thị trường smartphone chứng kiến sự xuất hiện của các sản phẩm được dự đoán rằng, sẽ là kẻ tiêu diệt iPhone. Nhưng, lịch sử đã chỉ ra, không một sản phẩm nào có thể bước qua cái bóng khổng lồ của iPhone. Và giờ, người ta ít nhắc đến khái niệm “hạ bệ iPhone” đối với các sản phẩm sau này.

Mua một điện thoại thông minh vào năm 2015 khó khăn hơn so với năm 2010. Chọn một hệ điều hành ưa thích chỉ là sự khởi đầu, tiếp đến bạn phải phân vân về lựa chọn về kích thước, vật liệu, màu sắc, bộ nhớ, lưu trữ, và tất nhiên là giá cả.

Tất cả điều đó đã dẫn người dùng đến một thực tế, những flagship đã đến thời điểm…nghỉ hưu. Điện thoại thông minh giờ đây đã trở nên quá giống nhau: Từ phần mềm đến phần cứng . Ai sẽ cần một smartphone flagship khi tất cả các sản phẩm đều giống nhau?

Tham khảo tại đây

 

Có thể bạn quan tâm