Bài học từ Uber cho các công ty công nghệ muốn vào Trung Quốc

Bài học từ Uber cho các công ty công nghệ muốn vào Trung Quốc
Tạp chí Nhịp sống số - Với 1,3 tỷ dân - đông nhất thế giới, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng cho bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Tuy nhiên, hiện thực hóa tiềm năng luôn là một bài toán hóc búa. Với thị trường Trung Quốc, việc giải bài toán này càng nan giải.

Mới đây nhất, ứng dụng chia sẻ taxi

 trung quốc, thị trường Trung Quốc, Uber,

Thị trường với 1,3 tỷ dân luôn là "miền đất hứa" với các doanh nghiệp nước ngoài

Chuẩn bị tiền bạc để cạnh tranh đường dài.

Sau khi Didi và Kuaidi sáp nhập lại thành Didi Chuxing (từng được gọi là Didi Kuaidi), họ đã có khả năng tham gia một “cuộc chiến tiền bạc” bất tận với Uber, đặc biệt là sau khi thu hút được một số vốn kỷ lục từ các nhà đầu tư giàu có.

Theo Reuters, việc Didi Chuxing nhận được số vốn 1 tỷ USD từ Apple đã góp phần “đặt nền móng” cho sự thất bại của Uber ở Trung Quốc.

Chọn đúng đối tác

Đây là điều Uber đã làm đúng khi vận hành ở Trung Quốc, nếu không, Hãng đã không thể trụ vững đến tận năm 2016. .

Khi Uber ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2014, dịch vụ của Hãng chính là cơn ác mộng của các nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính quyền ở đây không thích có bất kỳ sự kết nối nào giữa các doanh nghiệp nước ngoài và định vị GPS tại đất nước họ, và cũng không vui mừng khi có một “vị khách lạ” muốn cung cấp dịch vụ taxi “bất hợp pháp” trên khắp đất nước.

Nếu không có một đối tác mạnh như gã khổng lồ tìm kiếm Baidu - đơn vị cung cấp cả giải pháp công nghệ lẫn giải pháp pháp lý thì Uber nhiều khả năng đã phải “cuốn gói” khỏi Trung Quốc ngay từ những ngày đầu.

Duy trì sự tập trung

Nếu thất bại tại thị trường Trung Quốc, các công ty nước ngoài chỉ cần đơn giản là tiếp tục tập trung giữ vững phong độ. Google rời khỏi Trung Quốc, Facebook và Twitter bị cấm ở Trung Quốc, Uber Trung Quốc bị mua lại, nhưng họ vẫn tiếp tục phát triển tốt.

Các công ty nội địa ở Trung Quốc tham gia thị trường với tư thế “được ăn cả, ngã về không”. Họ phải giành chiến thắng tại thị trường nội địa để có thể tồn tại trước rồi mới tính chuyện lấn sân sang các nước khác.

Ngược lại, các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải chịu sự chi phối của công ty mẹ cũng như tình hình hoạt động ở nhiều thị trường khác. Áp lực tài chính từ các thị trường này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc.

Yếu tố này được cho là một phần lý do Uber Trung Quốc “bán mình”, nhằm giúp cho tình hình kinh doanh trên toàn cầu nói chung trở nên sáng sủa hơn, phục vụ cho mục tiêu IPO trong tương lai.

Biết "buông bỏ"

Không phải công ty nước ngoài nào ở Trung Quốc cũng làm được điều này. eBay đã không thể rời khỏi với cổ phần trong Alibaba, Google cũng không có cổ phần trong Baidu. Tuy nhiên, Uber lại có cổ phần trong Didi vì khi nhận ra thực tế sắp thua cuộc, Uber Trung Quốc vẫn ý thức được rằng mình vẫn còn là một đối thủ cạnh tranh với Didi (dù đang bị bỏ lại khá xa) và có thể tiến hành đàm phán với Didi.

Vẫn có khả năng Didi từ chối đàm phán nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải tiếp tục tiến hành "cuộc chiến tiền bạc" với Uber, và việc này dĩ nhiên khá tốn kém. Việc mua lại Uber Trung Quốc là lựa chọn đơn giản và có lợi hơn.

Đây là bài học mà các công ty công nghệ nước ngoài có thể học hỏi Uber: nếu nhận ra kết cục không khả quan bắt buộc phải xảy đến, tốt nhất là đưa ra quyết định từ bỏ và cố gắng có được một cái gì đó trước khi phải ngậm ngùi ra đi trong tình trạng trắng tay.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.