Triển khai 4G - chớ mong "ăn xổi"

Triển khai 4G - chớ mong
Tạp chí Nhịp sống số - Việc triển khai 4G LTE trên thế giới đã đạt được độ chín muồi, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam "vào cuộc". Đáng nói, lộ trình triển khai mà các nhà mạng nhìn vào phải là quá trình 3-5 năm chứ không thể "tốc chiến tốc thắng". Đây là các chia sẻ của đại diện Qualcomm bên lề Hội thảo "Phát triển

http://www.nss.vn/images/news/2016/08/22/Qualcomm.jpg

Thời điểm "chín muồi"

Một trong những vấn đề được đặt ra tại các sự kiện liên quan đến 4G diễn ra thời gian gần đây là liệu Việt Nam có "chậm chân" với công nghệ tiên tiến này. Tại Hội thảo "Phát triển tiềm năng 4G LTE hướng tới kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật", các chuyên gia và đại nghiệp doanh nghiệp viễn thông cũng đề cập đến vấn đề này với những góc nhìn và phân tích khác nhau.

Theo ông Mantosh Malhotra – Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á, hiện nay trên thế giới có 521mạng LTE đã thương mại hóa, và có khoảng 5.600 modem thiết bị, điện thoại LTE khác nhau. Cùng đó, mức giá các thiết bị hiện nay khá phù hợp với người tiêu dùng; tổng số lượng thuê bao hiện có trên toàn cầu là 1,29 tỷ... Tất cả những con số này cho thấy tình hình triển khai 4G LTE trên thế giới hiện nay đã đạt được độ chín muồi. "Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 4G, vì " - ông Mantosh Malhotra khẳng định.

Thực tế cho thấy, từ đầu năm nay, Chương trình phát triển băng rộng quốc gia đến 2020 đã được Thủ tưởng Chính phủ Việt Nam phê duyệt và ban hành, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng được hạ tầng băng rộng có thể phủ sóng 3G/4G đến 95% dân số vào năm 2020.

Là cơ quan chuyên trách vấn đề này, thời gian qua, Bộ TT&TT rất coi trọng việc phát triển thông tin di động băng rộng các thế hệ tiếp theo để có hạ tầng viễn thông hiện đại, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, góp phần chuyển đổi cơ cấu tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã cho phép các doanh nghiệp viễn thông trong nước thử nghiệm 4G LTE.

Bên lề Hội thảo, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng phòng Cơ chế Chính sách và Quy hoạch, Cục Viễn thông - cho biết: Dự kiến, Bộ TT&TT sẽ cấp phép 4G cho doanh nghiệp viễn thông vào tháng tới. Hiện Bộ đang chờ các doanh nghiệp viễn thông gửi hồ sơ cấp phép 4G, trong đó có các nội dung cam kết như về hạ tầng mạng lưới, vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ (tốc độ tải)… Trên cơ sở đó, Bộ sẽ xem xét và thực hiện cấp phép 4G cho doanh nghiệp.

Cơ hội và thách thức quanh Hệ sinh thái 4G

Với 4G, không chỉ triển khai một lần, mà lộ trình triển khai của các nhà mạng phải nhìn vào một quá trình 3-5 năm.Triển khai 4G có nhiều giai đoạn.Giai đoạn đầu có thể tập trung vào những thành phố lớn, sau đó phủ toàn quốc.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, mạng và dịch vụ di động 4G mở ra cơ hội lớn cho việc đạt được các mục tiêu mà chính phủ đặt ra đối với lĩnh vực CNTT-VT. Cụ thể, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có cơ hội phát triển kinh doanh trên môi trường số mọi lúc, mọi nơi với chi phí tối thiểu, tạo thuận lợi cho việc kết nối thông suốt giá trị sản xuất, hàng hóa, dịch vụ, phân phối trong nước và quốc tế, Chính phủ có điều kiện triển khai chính quyền điện tử rộng khắp...  Vì vậy, việc phát triển bền vững cũng như kinh doanh hiệu quả 4G gắn kết chặt chẽ với việc phát triển hệ sinh thái ứng dụng. .

Đồng quan điểm, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Đông DươngThiều cũng cho rằng: "Để triển khai thành công công nghệ và dịch vụ 4G tại Việt Nam, toàn bộ hệ sinh thái phải sẵn sàng. Hệ sinh thái di động ở đây bao gồm: thứ nhất là cơ quan quản lý chính sách về băng tần, thứ hai là các nhà mạng cung cấp dịch vụ, thứ ba là các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối và thứ tư là các nhà cung cấp nội dung". Cũng theo ông, Qualcomm đã và đang có kế hoạch làm việc với tất cả đối tác trong hệ sinh thái di động.

Cụ thể, Qualcomm thường xuyên thực hiện tư vấn thông qua các cuộc họp, tổ chức chuẩn của Việt Nam hoặc thế giới, hoặc các hội thảo tại Việt Nam để cung cấp cho các nhà hoạt động chính sách băng tần (Bộ TT&TT, Cục Tần số…) về xu hướng phát triển của băng tần 4G để Việt Nam có thể triển khai 4G.

Với nhà mạng, Qualcomm tham gia nhiều kế hoạch của nhà mạng trong triển khai 4G, đặc biệt là về việc thiết lập lộ trình triển khai 4G. "Khi chuyển từ 2G lên 3G, chỉ có hai lớp: voice và data, việc hoạch định và quản lý khá đơn giản. Tuy nhiên khi các nhà mạng Việt Nam triển khai 4G thì có ba lớp: 2G, 3G, 4G. Việc tối ưu giữa các lớp với nhau là vấn đề các nhà mạng cần quan tâm và cần hỗ trợ. Bộ phận Dịch vụ Hạ tầng mạng của Qualcomm làm việc với các nhà mạng để hỗ trợ họ trong việc tối ưu hạ tầng 3G và sắp tới là 4G", ông Thiều Phương Nam cho biết.

Với các nhà sản xuất thiết bị, Qualcomm cũng đã làm việc với các nhà cung cấp thiết bị với hai mục tiêu: thứ nhất, giúp cho các nhà cung cấp thiết bị có lộ trình mang thiết bị phù hợp vào Việt Nam, thứ hai, các tính năng hỗ trợ thiết bị phù hợp với tính năng của nhà mạng. Khi đó, người dùng sẽ được hưởng lợi ích tối đa.

Ngoài ra, theo đại diện Qualcomm, cần có những hoạt động kết nối các nhà cung cấp thiết bị với nhà mạng và nhà cung cấp nội dung.

"Người dùng là một yếu tố rất quan trọng trong hệ sinh thái 4G.
Một số nhà mạng triển khai cơ sở hạ tầng sớm, nhưng trong vùng phủ sóng của họ, 50% người dùng vẫn dùng điện thoại 2G. Do đó, bên cạnh việc triển khai cơ sở hạ tầng của nhà mạng, việc ưu đãi khuyến khích người dùng chuyển từ điện thoại 2G sang 3G và 4G là một yếu tố quan trọng.
Bên cạnh đó, sự sẵn sàng của hệ sinh thái hay mức giá phù hợp của thiết bị đầu cuối cũng có ý nghĩa quyết định trong việc triển khai 4G rộng rãi"

Ông Mantosh Malhotra – Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á

 

Có thể bạn quan tâm