TMĐT và bán lẻ: Sự “xâm lăng” mang tên IoT

TMĐT và bán lẻ:  Sự “xâm lăng” mang tên IoT
Tạp chí Nhịp sống số - Thương mại điện tử (TMĐT) và bán lẻ đang đứng trước một cuộc thay đổi lớn, nhất là trong cuộc cách mạng số. Phương thức bán lẻ truyền thống sẽ dần lụn bại bởi một làn sóng mới mang tên Internet of Things (IoT).

Đây là những nhận định được đưa ra trong bài viết có tên  “IoT trong Thương mại và Bán lẻ: Xu hướng thị trường định hướng mua sắm” trên Business Insider của tác giả Andrew Meola.

Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong quý II năm 2016, TMĐT tại Mỹ có doanh số 97 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ quý III năm 2014.

Quan trọng hơn, sự tăng trưởng của

TMĐT và bán lẻ:  Sự “xâm lăng” mang tên IoT

Những thăng trầm ngành bán lẻ và TMĐT

Hãy cùng nhìn lại, khi hệ thống bán lẻ khởi thủy bằng việc trao đổi các… vỏ sò trong thời tiền sử.

Tiếp đến, các cửa hàng bán lẻ đầu tiên xuất hiện tại Mỹ giữa những năm 1800. Các cửa hàng này phần lớn bán hàng dệt may, quần áo trước khi những thương hiệu lớn như Macy, Lord & Taylor ra đời.

Những năm 1900, các trung tâm mua sắm tạo nên một xu hướng “càn quét” thị trường. Nó nhanh chóng trở thành trở thành điểm đến để mua sắm, giao tiếp xã hội, đi xem phim, ăn uống, và nhiều hơn nữa.

Và ở cả hai địa điểm nói trên, tiền mặt là “vua”.  Bạn đem tiền đến và đưa hàng hóa về nhà. Loài người tiến vào thế kỷ 20 với hành trang là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Rồi, Internet đã thay đổi tất cả mọi thứ.

Bắt đầu từ những năm 1990, các trang web ra đời và cung cấp tiện ích trực tuyến cho khách hàng, họ có thể mua hàng cho dù đang ở nhà hay bất cứ nơi đâu có máy tính và kết nối internet. Xu hướng này tiếp tục phát triển cho đến ngày nay, đặc biệt là nhờ sự ra đời của điện thoại thông minh và mua sắm điện thoại di động.

TMĐT thực sự bùng nổ vào cuối năm 1990 nhờ eBay và Amazon. eBay đã ký thỏa thuận cho phép bên thứ 3 cung cấp dịch vụ trong tháng 11/1996. Điều này đã tạo nên hai triệu cuộc đấu giá trực tuyến chỉ trong tháng Giêng năm 1997 (so với 250.000 trong cả năm 1996).

Trong khi đó, Amazon bắt đầu như một hiệu sách trực tuyến vào giữa những năm 1990 và bán được khoảng 20.000 USD mỗi tuần trong 2 tháng đầu tiên của nó. Đến cuối năm 2001, công ty đã tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ USD.

Ngày nay, TMĐT thống trị toàn bộ ngành bán lẻ. Các giao dịch TMĐT toàn cầu đạt 1058 tỷ USD trong năm 2012, theo Statista. Công ty này dự đoán rằng con số này sẽ tăng gấp đôi so với 2356 tỷ USD trong năm 2018.

IoT - Tương lai của TMĐT và Bán lẻ

Thị trường các thiết bị IoT đã bắt đầu phát triển theo cách của mình vào chuỗi bán lẻ và các hãng công nghệ sẽ tiếp tục phá hoại ngành bán lẻ truyền thống trong những năm tới.

Chẳng hạn, các nhà bán lẻ sử dụng nhiều thiết bị để tự động gửi thông báo và giảm giá trực tiếp lên điện thoại thông minh của khách hàng ngay khi họ bước vào khu mua sắm. Theo Business Insider, các thiết bị này sẽ có sự tăng trưởng từ 96.000 trong 2015 lên 3.500.000 vào năm 2018.

Biển báo kỹ thuật số tại các cửa hàng cũng là thị trường sẽ “mọc” thêm nhiều, thay đổi liên tục để thông báo về giá theo thời gian thực, qua đó kích thích sự mua sắm. Nghiên cứu của MarketsandMarkets hy vọng giá trị thị trường toàn cầu cho các biển báo kỹ thuật số sẽ tăng lên 23,7 tỷ USD trong năm 2020 trong khi con số này của năm 2015 là 15,8 tỷ USD.

Thiết bị IOT khác cũng khiến TMĐT thay đổi, đó là gương thông minh. Nó có thể khiến khách hàng không cần phải vào phòng thay đồ để ngắm nghía một món hàng mà mình yêu thích.

Trong khi đó, kệ thông minh sẽ giúp người bán hàng tự động theo dõi hàng tồn kho trong các cửa hàng và thông báo cho người quản lý khi số lượng mặt hàng nào đó đang ở mức thấp. Điều này rất quan trọng đối với quản lý hàng tồn kho. Những sai lầm và lỗi của con người trong quá trình này có thể dẫn đến nguồn cung quá nhiều, hay tệ hơn là sự thiếu hụt của các mặt hàng chủ chốt trong các cửa hàng. Nhưng thiết bị kết nối tự động sẽ giảm áp lực cho các nhà quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động, dẫn đến việc tiết kiệm chi phí cho nhà bán lẻ.

Lấy ví dụ về Amazon Dash Button, thiết bị này cho phép bạn sắp xếp lại sản phẩm yêu thích chỉ đơn giản bằng cách kết nối chúng với Wi-Fi. 

Đặc biệt, robot là yếu tố lớn nhất để thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp bán lẻ. BI Intelligence dự kiến sẽ có ​​2,8 triệu robot doanh nghiệp xuất hiện trong khoảng giữa năm 2016 đến 2021. Phần lớn các robot sẽ được sử dụng trong ngành sản xuất hàng hóa, số còn lại sẽ xuất hiện trong các cửa hàng bán lẻ.

Một thử nghiệm robot đã được thực hiện tại các địa điểm bán hàng tại San Francisco hồi đầu năm nay, chúng hỗ trợ rất tốt trong việc bày bán và kiểm kê hàng hóa. Hay các nhà hàng ở Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng “bồi bàn” robot và Lowe là một trong số những thiết bị đầu tiên được sử dụng với mục đích đó… Tất cả những thay đổi diễn ra từ IoT đang khiến ngành bán lẻ rùng rùng chuyển động.

Các thiết bị IoT đều có thể  khiến TMĐT được nâng lên tầm cao mới. Tuy điều này sẽ khó khăn với những khu vực không có Internet, nhưng những dự án phổ cập internet sẽ khiến quá trình IoT xâm chiếm ngành bán lẻ được đẩy nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm