Ngân hàng số: Xu hướng phát triển mới

Ngân hàng số: Xu hướng phát triển mới
Tạp chí Nhịp sống số - Tại Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam 2016 (Vietnam Retail Banking Forum 2016) được tổ chức ngày 1/12 tại TP. Hồ Chí Minh do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG ASEAN) phối hợp tổ chức, các chuyên gia trong ngành nhận định phát triển ngân hàng số bền vững chính là

Ngân hàng số

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đang hình thành nên ngân hàng số - Xu hướng mới cho ngân hàng bán lẻ tương lai, mang đến những cơ hội mới cho các ngân hàng thương mại nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải vượt qua cho các nhà quản lý.

Các ngân hàng số không có chi nhánh nào cả mà họ giao dịch với khách hàng qua trực tuyến. Các công ty dịch vụ CNTT cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng. Singapore là quốc gia đầu tiên khu vực Đông Nam Á thực hiện xu hướng này. Các hình thức giao dịch cá nhân với cá nhân, doanh nghiệp với doanh nghiệp được kết nối với nhau và các khoản vay có thể được kích hoạt trong vòng 5 giây.

TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường đào tạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV cho biết, ứng dụng công nghệ số trong vận hành ngân hàng số mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới. Đồng thời, tạo ra kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ, môi trường cạnh tranh khác biệt so với hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống. Khách hàng có thể sử dụng mobile để thực hiện một cách dễ dàng các giao dịch với thời gian tối ưu nhất.

Đánh giá của Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế BMI 2015 cho thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng internet khá cao (9%/năm), xếp hạng 15 trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam có 52% dân số dùng internet, tỷ lệ khách hàng của các hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng số như mobile, internet banking chiếm khoảng 44%.

Chia sẻ về xu hướng này, ông Trần Nhất Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Ngân hàng Công nghệ số - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) cho biết - tại Việt Nam muốn xây dựng ngân hàng số, trước tiên cần thực hiện quy trình số hóa các điểm tiếp xúc khách hàng, tăng cường công nghệ số đối với sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và tăng giá trị lâu dài cho khách hàng, tận dụng công nghệ số phát triển mảng kinh doanh mới.

Ông Trần Việt Thắng, Giám đốc công nghệ thông tin Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB), cho rằng việc triển khai các dịch vụ sản phẩm trên các phương tiện số mới là xu hướng phát triển nhưng cũng là thách thức đối với các ngân hàng vì phải đáp ứng yêu cầu giao dịch cho khách hàng và đồng thời phải cân bằng những rủi ro phát sinh, xây dựng hệ thống công nghệ bảo mật. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều hướng dẫn cho các giao dịch điện tử và yêu cầu ngân hàng thương mại áp dụng theo quy trình để bảo đảm an toàn.

Theo ông Sujeeth Samrat, chuyên gia tư vấn cấp cao của Infosys các ngân hàng thương mại cần giải bài toán làm sao để hấp dẫn khách hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Vấn đề quan trọng là các ngân hàng cần tự định vị và chọn lựa chiến lược phát triển số hóa phù hợp với cấu trúc ngân hàng, công nghệ, dữ liệu và mô hình kinh doanh hiện tại.

Chẳng hạn, các ngân hàng có thể xúc tiến hợp tác với các nhà bán lẻ để mở rộng năng lực phục vụ nhu cầu tìm kiếm và ứng dụng số hóa của khách hàng, đảm bảo chất lượng mạng lưới, tính tiện lợi và an toàn - ông Sujeeth Samrat nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm