Huawei mong trở thành đối tác quan trọng của ngành ICT Việt Nam

Huawei mong trở thành đối tác quan trọng của ngành ICT Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Đó là chia sẻ của ông David Sun – Chairman/ CEO Huawei Đông Nam Châu Á trong buổi gặp gỡ báo chí nhân chuyến công tác tới Việt Nam.

Thị trường Việt Nam rất quan trọng và hấp dẫn và quan trọng với Huawei, ông David Sun nhận định. Cụ thể, theo lãnh đạo cấp cao này của Huawei, Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, tỷ lệ người trẻ tuổi cao (theo số liệu mà Huawei thuu thập được thì những người dưới 40 tuổi chiếm khoảng 70% dân số, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 vượt qua 6.5%...) Đây là một thị trường hấp dẫn không chỉ với Huawei mà còn với rất nhiều tập đoàn công nghệ khác.

 trung quốc, Huawei, thị trường viễn thông, David Sun, điện thoại Huawei, đối tác Trung Quốc,

Dưới đây là phần trả lời phỏng vấn của ông David Sun với các phóng viên Việt Nam:

Xin cho biết, mục đích chuyến công tác lần này của ông đến Việt Nam là gì? Là đại diện của Huawei, ông có đưa ra cam kết nào với thị trường Việt Nam trong chuyến đi lần này?

Chuyến công tác lần này của tôi là chuyến thăm thường niên đến văn phòng các quốc gia trong khu vực. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến văn phòng mới này của Huawei Việt Nam.

Các cam kết mà tôi có thể chia sẻ cùng các bạn lần này cũng nhất quán với những gì Huawei đã tuyên bố trước đây tại thị trường Việt Nam: Một là kiên trì chiến lược bản địa hoá lâu dài tại Việt Nam; Hai là Huawei mong trở thành đối tác hợp tác thương mại quan trọng của ngành ICT Việt Nam; Ba là Huawei sẽ góp sức để giúp Việt Nam bồi dưỡng nhiều nhân tài ICT; Bốn là an toàn thông tin mạng lưới sẽ không bao giờ bị lu mờ bởi tính toán về lợi ích thương mại.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của Việt Nam trong chiến lược phát triển chug của Huawei tại khu vực Đông Nam Châu Á? Huawei sẽ tiếp tục gia tăng phát triển mảng kinh doanh nào tại Việt Nam trong năm 2017 và những năm tiếp theo?

Có những số liệu có thể chứng minh tính quan trọng của thị trường Việt Nam: Dân số trên 90 triệu người, những người dưới 40 tuổi chiếm khoảng 70% dân số, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 vượt qua 6.5%... Điều đó khiến tôi thấy thị trường Việt Nam rất quan trọng và hấp dẫn.

Tôi cho rằng Huawei còn nhiều không gian phát triển tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi mong rằng các công nghệ 4G, 5G và giải pháp ứng dụng có thể thúc đẩy sự chuyển đổi số hoá để giúp mảng kinh doanh doanh nghiệp và ngành tiêu dùng như smartphone được phát triển một cách nhanh chóng hơn.

Ông đánh giá thế nào về thị trường ICT Việt Nam hiện tại cũng như trong vòng 5 năm tới?

Xin được chia sẻ mấy điểm mà tôi nhìn thấy:

Thứ nhất, thị trường Việt Nam là một thị trường có tiềm năng cao, trong vòng 5 năm tới, sẽ bồi dưỡng ra nhân tài ngành ICT hàng đầu thế giới.

Thứ hai, ICT sẽ giúp sự tăng trưởng GDP, thúc đẩy cấu trúc kinh tế hợp lý hơn, và chất lượng càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, có thể thấy, cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, các ứng dụng vạn vật kết nối (IoT) sẽ đa dạng hoá hơn, và cuộc sống người dân sẽ phong phú hơn.

Và vì thế, Chính phủ và doanh nghiệp sẽ phải chuyển sang số hoá, hiệu suất hành chính và tỷ lệ lưu thông tư bản cũng sẽ được nâng cao nhiều, các thành phố thông minh (smart city) sẽ dần dần hình thành.

Là người quản lý mảng hạ tầng viễn thông tại Đông Nam Châu Á, ông có thể đưa ra những so sánh sơ bộ về mức độ phát triển của hạ tầng viễn thông Việt Nam so với các nước khác trong khu vực này?

Cơ sở hạ tầng viễn thông có thể phản chiếu mức độ phát triển của băng thông quốc gia. Ví dụ như ở các quốc gia và khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, mật độ thuê bao băng rộng đã đạt tỷ lệ rất cao, khoảng 95%, nhưng tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Lào, Cambodia v.v. mật độ thuê bao băng rộng rất thấp, chỉ đạt 5%, Việt Nam thì đạt 37%, ở mức độ trung bình.

Thực tiễn trên toàn cầu đã chứng minh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ICT có thể thúc đẩy sự tăng trưởng GDP. Từ góc độ làm việc thực tế, Việt Nam có thể tăng nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước, về phía ngoài thì tăng thêm sự kết nối giữa các quốc gia, góp sức cho sự tăng trưởng kinh tế.

Theo ông, Huawei có ý định mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Samsung không?

Là một công ty toàn cầu hoá, Huawei phải tích hợp năng lực các quốc gia trên thế giới, tổng hợp tài nguyên để các ngành liên quan cùng thắng lợi, trong đó cũng bao gồm Việt Nam. Những người tuổi trẻ tại Việt Nam nhiều, tiềm năng phát triển cao, nhưng nhân tài ngành ICT lại thiếu. Cho nên, trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi sẽ tập trung vào việc bồi dưỡng nhân tài bản địa ngành ICT, và xây dựng và mở rộng hơn nữa đội ngũ quản lý.

Chúng tôi kiên trì không mở rộng thị trường bằng những tiêu chuẩn thấp, mà tập chung vào chất lượng và  sự cống hiến lâu dài cho xã hội Việt Nam. Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ tăng thêm tỷ lệ bản địa hoá nhân viên tại văn phòng Huawei Việt Nam, để những nhân tài tuổi trẻ trong ngành ICT được rèn luyện.    

Huawei xác định phân khúc nào là phân khúc cạnh tranh chính của mình ở thị trường smartphone Việt Nam?

Chúng tôi tập trung vào phân khúc thị trường tầm trung, với mức giá sản phẩm từ 3-6 triệu đồng.

Chiến lược của chúng tôi là duy trì và tạo sự đột phá ở phân khúc thị trường tầm trung, và từ đó từng bước xây dựng vị trí ở phân khúc cao cấp. Chúng tôi tin rằng: kinh doanh là kinh doanh, và các khách hàng sẽ không từ chối những sản phẩm cao cấp với chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.