Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng do cáp APG trục trặc

Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng do cáp APG trục trặc
Tạp chí Nhịp sống số - Tuyến cáp quang biển quốc tế APG đã xảy ra sự cố vào 6h30 sáng qua, ngày 27/2/2018 tại vị trí cách HongKong 125 km. Sự cố này đã khiến việc kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam đi HongKong bị ảnh hưởng.

Theo đại diện VNPT, vào hồi 6h30 ngày 27/2/2018 đã xảy ra sự cố trên tuyến cáp biển quốc tế Asia Pacific Gateway –

VNPT, APG, Asia Pacific Gateway - APG, cáp quang biển APG, cáp APG,

Cùng đó, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tham gia đầu tư tuyến cáp biển APG cho biết thêm, vị trí gặp sự cố trên tuyến cáp quang biển APG ngày 27/2/2018 được xác định là cách HongKong 125 km, gây mất dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam – HongKong. Với lần gặp sự cố thứ 2 trong năm nay của cáp quang biển APG, các nhà mạng đều đã khẩn trương triển khai phương án dự phòng, huy động lưu lượng ứng cứu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới các khách hàng.

Còn nhà mạng Viettel cho biết, các khách hàng của nhà mạng vẫn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, kể cả giờ cao điểm bởi ngoài hướng đi Hong Kong, tuyến cáp APG vẫn hoạt động bình thường trên hướng đi Singapore. Đồng thời, Viettel cũng đang duy trì ổn định các tuyến cáp biển IA, AAG và các hướng đất liền qua Trung Quốc. Ngoài ra, Viettel còn có lợi thế khác là sở hữu đường vu hồi quốc tế quan trọng qua tuyến cáp trục Đông Dương, kết nối 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, Viettel đã chính thức đưa vào khai thác tuyến cáp quang biển mới nhất là AAE-1, kết nối đi châu Âu với dung lượng ban đầu là 110G. Tuyến cáp biển này vừa giúp Viettel mở rộng mạng lưới vừa giảm sự phụ thuốc vào các kết nối ở châu Á.

APG là tuyến cáp biển mới, được đưa vào vận hành thử nghiệm từ cuối tháng 10/2016 và vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ khoảng giữa tháng 12/2016, sau 4 năm triển khai đầu tư. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom và CMC Telecom, APG được nhận định sẽ góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tuyến cáp biển AAG thường xuyên gặp sự cố.

Với tổng chiều dài khoảng 10.400 km, APG có khả năng cung cấp băng thông tới 54 Tb/s và con số này mang lại tốc độ Internet nhanh hơn khoảng gần 20 lần nếu so với AAG. APG là tuyến cáp biển sử dụng công nghệ mới nhất: 40Gbps/1 bước sóng (có khả năng chuyển lên công nghệ 100Gbps/1 bước sóng) giúp kết nối trực tiếp các nước châu Á - Thái Bình Dương đến các nền kinh tế lớn: Mỹ, Úc, Ấn Độ, châu Phi với dung lượng lớn từ đó đáp ứng sự tăng trưởng theo cấp số nhân nhu cầu băng rộng khu vực châu Á. Dự án APG đã thu hút được nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn của châu Á như NTT Docomo (Nhật Bản), China Telecom (Trung Quốc) hay KT (Hàn Quốc)…

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất sắc vượt qua hơn 300 đề cử, Phần mềm ngân hàng lõi kỹ thuật số FINC (Digital Core Banking FINC) của TechPlus đã được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và trở thành 01 trong số 14 đơn vị xuất sắc vinh dự được vinh danh tại lĩnh vực “Ngân hàng số” của Sao Khuê 2024.