Foxconn muốn bán nhà máy trị giá 8,8 tỷ USD ở Trung Quốc

Foxconn muốn bán nhà máy trị giá 8,8 tỷ USD ở Trung Quốc
Tạp chí Nhịp sống số - Reuters trích dẫn nguồn thạo tin cho hay, Foxconn đang xem xét việc bán nhà máy sản xuất màn hình LCD trị giá 8,8 tỷ USD tại Trung Quốc, do nhu cầu về sản phẩm suy giảm vì cuộc chiến thương mại căng thẳng Trung-Mỹ.

Foxconn đang xem xét việc bán nhà máy sản xuất màn hình LCD trị giá 8,8 tỷ USD

Theo nguồn thạo tin này, Foxconn đang trong quá trình đám phán để ủy quyền cho các ngân hàng tìm người mua lại nhà máy sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đang được xây dựng ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Thương vụ này diễn ra vào thời điểm nhạy cảm với Foxconn, vốn là nhà đầu tư lớn tại Trung Quốc, và sở hữu lượng khách hàng khổng lồ tại Mỹ bao gồm cả Apple, và hiện đang muốn tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, xuất phát từ cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh. Động thái này, nếu xảy ra, có thể đánh dấu một trong những vụ tháo chạy lớn nhất ra khỏi Trung Quốc.

Quá trình thảo luận của Foxconn đang ở giai đoạn đầu và chưa chốt được mức giá  cho nhà máy Thế hệ 10.5, vốn chuyên sản xuất màn hình LCD cỡ lớn và thương vụ này cũng là chưa chắc chắn. Cũng theo nguồn thạo tin của Reuters, đây không phải là một thương vụ dễ dàng và sẽ tốn nhiều thời gian.

Trong một thông báo bằng văn bản gửi tới Reuters, Foxconn cho biết: "Theo chính sách của công ty, Foxconn không phản hồi với những tin đồn trên thị trường".

Vào ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump có động thái leo thang thương chiến với Trung Quốc khi tuyên bố áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 1/9.

Hồi đầu năm 2019, tờ Nikkei báo cáo rằng Foxconn sẽ hoãn phần lớn hoạt động sản xuất, vốn đã được lên kế hoạch, tại Quảng Châu trong ít nhất 6 tháng, nhưng công ty cho biết hoạt động này vẫn diễn ra theo lịch trình.

Vào năm 2016, truyền thông Trung Quốc gọi thông báo xây dựng nhà máy tại Quảng Châu của Foxconn là thương vụ đầu tư lớn nhất tại thành phố phía Nam Trung Quốc, vốn được kỳ vọng sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2019 để đáp ứng như cầu tăng cao về TV và màn hình máy tính cỡ lớn tại Châu Á, nhằm cạnh tranh với BOE Technology, hãng sản xuất màn hình Trung Quốc.

Dự án này được dẫn dắt bởi một một liên doanh giữa chính quyền thành phố Quảng Châu và công ty sản xuất màn hình Sakai của Nhật, vốn là một nhà máy sản xuất màn hình được đồng sở hữu bởi ông Terry Gou - nhà sáng lập Foxconn và Sharp, cũng là một công ty con của Foxconn và chuyên sản màn hình.

Vào 1/8, Sharp cho biết họ sẽ xây dựng một nhà máy tại Việt Nam, để sản xuất màn hình phẳng và những thiết bị điện tử nhằm tránh thuế nhập khẩu mà Mỹ áp lên sản phẩm Trung Quốc.

Nền công nghiệp màn hình trên toàn cầu đang vật lộn với tình trạng dư cung và doanh thu sụt giảm do doanh số bán TV và điện thoại thông minh giảm nặng, và tranh chấp thương mại ngày càng tồi tệ có thể nâng giá sản phẩm và giảm nhu cầu người tiêu dùng.

Cũng trong ngày 1/8, Sharp thông báo rằng lợi nhuận trong quý II.2019 của hãng đã sụt giảm ở mức 2 con số, do nhu cầu công nghệ suy yếu.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.