Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng AI giúp giải quyết những "nút thắt" Y tế

Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng AI giúp giải quyết những
Tạp chí Nhịp sống số - Y tế 4.0 là một trong những chủ đề được quan tâm tại Hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á 2019 tại Hà Nội (HMA 2019, diễn ra ngày 11 và 12/9). Trong đó, vấn đề ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp chuyển đổi dữ liệu thành các tri thức y tế được các chuyên gia đánh giá cao.

HMA 2019 là sự kiện do Bộ Y tế Việt Nam, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với Hiệp hội quản lý Bệnh viện châu Á tổ chức Hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á tổ chức, thu hút trên 2.500 đại biểu từ 28 quốc gia gồm các diễn giả, nhà quản lý, lãnh đạo các bệnh viện hàng đầu trong khu vực và các nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ y tế tên tuổi trên thế giới tham dự.

Trong khuôn khổ sự kiện, chủ đề Y tế 4.0 đã mang đến nhiều thông tin thú vị. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, việc số hóa y tế kết hợp với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt trong Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Đồng thời, các giải pháp này cũng có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nhu cầu chẩn đoán hình ảnh tăng cao nhưng nguồn nhân sự trình độ cao còn hạn chế. 

Chia sẻ về vấn đề này, Siemens Healthineers đã tập trung vào chủ đề cung cấp dịch vụ y tế giá trị cao nhờ vào số hóa y tế, đồng thời chia sẻ chuyên sâu về các dịch vụ của hãng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Theo đó, ông Fabrice Leguet - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành khu vực Đông Nam Á, Siemens Healthineers - cho biết: “Siemens Healthineers có hơn 500 bằng sáng chế về máy học (machine learning), 125 bằng sáng chế trong lĩnh vực học chuyên sâu (deep learning) và hơn 40 ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo để mở đường cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế trên toàn thế giới phát triển y học chính xác nhằm thúc đẩy phòng ngừa và điều trị cá thể hóa với chẩn đoán y khoa chính xác”.

 trí tuệ nhân tạo, y tế thông minh, AI, số hóa Y tế, Y tế 4.0, HMA 2019, Siemens Healthineers,

Mở rộng chủ đề này, các chuyên gia đến từ Siemens Healthineers đã giới thiệu các giải pháp Digital Twin (bản sao số), AI Rad Companion Chest CT (Trí tuệ nhân tạo đồng hành cùng Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) trong chụp cắt lớp vi tính lồng ngực) và syngo Virtual cockpit (Giải pháp điều khiển nhiều thiết bị CĐHA từ xa) cho phép đẩy nhanh quy trình làm việc và giúp các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh dễ dàng hơn khi phải đối mặt với áp lực về thời gian và các trường hợp phức tạp.

Theo đó, Bản sao số (digital twin) đã và đang được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác, giúp tối ưu hóa các quy trình sản xuất, làm việc và mô hình máy. Hiện, Siemens Healthineers đã áp dụng mô hình kỹ thuật số cho các cơ quan của cơ thể con người và quy trình hoạt động của chúng. Việc mô phỏng các cơ quan hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể con người yêu cầu phải có một mô hình sinh lý học được hỗ trợ bởi AI. Những mô hình như vậy đòi hỏi khối lượng tính toán lớn, điều này cũng đã trở nên phổ biến rộng rãi gần đây. Tiếp nối các dự án nghiên cứu ban đầu để mô phỏng trái tim con người, hiện nay, các cơ quan khác cũng đang dần dần được mô phỏng, để hướng tới việc phát triển bản sao số của toàn bộ cơ thể con người.

Theo Siemen, cơ quan đầu tiên được mô phỏng chính xác bằng các phương pháp này là trái tim. Dựa trên hình ảnh MR (Cộng hưởng từ) và phương pháp đo ECG (Điện tim), mô hình mô phỏng các quá trình sinh lý của một cơ quan quan trọng nhất của bệnh nhân. Sau đó có thể thực hiện kế hoạch ảo để hình dung các phản ứng của nó đối với việc điều trị trên máy tính trước khi can thiệp thực tế. Siemens Healthineers đang phát triển các thuật toán thông minh tạo ra các mô hình kỹ thuật số của các cơ quan dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ. Trong một dự án nghiên cứu tại Đại học Heidelberg, các bác sĩ tim mạch đã thử nghiệm việc sử dụng các thuật toán này trong tái đồng bộ tim, tạo ra bản sao số trái tim của bệnh nhân, gần như cấy ghép ảo các điện cực và tạo ra các xung nhịp ảo. Nhịp đập không đồng bộ của tim ảo đã được chữa trị, nghĩa là liệu pháp tái đồng bộ cũng có thể thành công ở bệnh nhân. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng số hóa và trí tuệ nhân tạo để giúp các bác sĩ phát triển tiên lượng chính xác hơn. Một trường hợp khác cũng được nhắc đến là một ca phẫu thuật cho cặp song sinh dính tim ở Minnesota (Mỹ), các bác sĩ đã tạo ra bản sao số trái tim của họ để đặt ra các phương án cùng tiên lượng khi phẫu thuật.

Siemens Healthineers cho biết, hãng đang theo đuổi một tầm nhìn đầy tham vọng - một ngày nào đó sẽ có bản sao số toàn bộ cơ thể của từng bệnh nhân.

Cùng với giải pháp này, các chuyên gia đến từ Siemen cũng chia sẻ về AI RAD Companion Chest CT - phần mềm hỗ trợ đưa AI vào chụp cắt lớp vi tính (CT). Đội ngũ các nhà khoa học của Siemens Healthineers đã tạo các thuật toán cơ bản dựa trên các bộ dữ liệu lâm sàng mở rộng. Sử dụng các hình ảnh CT lồng ngực, phần mềm AI RAD Companion Chest CT có thể phân biệt các cấu trúc khác nhau của lồng ngực, làm nổi bật từng cấu trúc, đánh dấu và đo lường các bất thường tiềm ẩn. Việc này cũng có thể áp dụng trên các cơ quan như tim và phổi, động mạch chủ và các cơ quan đốt sống. Phần mềm tự động chuyển những phát hiện thành một báo cáo định lượng.

Trong một lần chụp cho bệnh nhân, các thuật toán trong AI-Rad Companion Chest CT chú trọng vào tất cả các vùng như nhau và đánh dấu những điểm bất thường mà bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể không xem xét kỹ như vậy. Phần mềm hỗ trợ này tạo ra các báo cáo định lượng, có thể tái sản xuất và được chuẩn hóa dựa trên phân tích được hỗ trợ bởi AI.

Ông Enno Nehrbass, Giám đốc Chiến lược & Dịch vụ Kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương của Siemens Healthineers cho biết: “AI giúp việc chăm sóc sức khỏe cá nhân tốt hơn với y học chính xác trong toàn bộ quá trình chăm sóc: xác định bệnh nhân có nguy cơ cao, tránh các phương pháp điều trị không cần thiết, chẩn đoán chất lượng cao và điều trị đích chính xác hơn. Trong tương lai, Siemens Healthineers sẽ mở rộng vai trò như là đối tác đáng tin cậy để tham gia vào lĩnh vực AI trong y tế”.

Có thể bạn quan tâm