5G - cơ hội cho lĩnh vực chế tạo và sản xuất

5G - cơ hội cho lĩnh vực chế tạo và sản xuất
Tạp chí Nhịp sống số - Triển khai dịch vụ 5G sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình số hóa của các doanh nghiệp và đem tới những lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo và sản xuất.

Cisco, Công nghệ 5G, Cisco Việt Nam, 5G,

Đó là nhận định của bà Bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam trong buổi chia sẻ với báo giới về Nghiên cứu “5G tại Đông Nam Á: Tái khởi động tăng trưởng tại các thị trường doanh nghiệp và tiêu dùng”.

Theo bà Lương Thị Lệ Thủy, các quốc gia như Việt Nam từ lâu đã được hưởng lợi từ chi phí lao động tương đối thấp, đặc biệt là trong các lĩnh vực chủ chốt như sản xuất. Nhưng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, điều này sẽ không còn là lợi thế trong những năm tới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được điều này và đang tìm cách tận dụng các công nghệ mới liên quan đến Công nghiệp 4.0 – đặc biệt là công nghệ 5G - để cải thiện hiệu suất và duy trì tăng trưởng trong tương lai.                                             

Xung quanh chủ đề này, Nhịp Sống Số đã có phần trao đổi với các đại diện của CISCO, bao gồm ông Naveen Menon, Chủ tịch Tập đoàn Cisco khu vực ASEAN; Ông Frederik Hoogenboom, Giám đốc kỹ thuật khối nhà cung cấp dịch vụ của Cisco và bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam.

Theo dự báo mà bản nghiên cứu đưa ra, năm 2025, Việt Nam sẽ có 6 triệu thuê bao 5G, tổng số thuê bao 5G của ASEAN là 200 triệu. Trong khi đó, Việt Nam và Singapore là 2 nước đầu tiên triển khai 5G trong khu vực. Xin cho biết vì sao con số này tại Việt Nam lại thấp như vậy?

Ông Naveen Menon Số liệu được dự tính cho Việt Nam thực tế là không thấp, có thể nói là khá cao rồi. Qua các con số này, chúng ta thấy tiềm năng còn rất là lớn. Nhưng chúng ta cũng cần giải quyết những thách thức trong đó. Đối với việc triển khai 5G, khi mới bắt đầu triển khai, tỷ lệ thâm nhập thị trường của Việt Nam có thể thấp hơn một số nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan… nhưng khi triển khai, chúng tôi dự kiến tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam sẽ nhanh hơn, tức là chỉ chậm hơn vào thời gian đầu và sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ nhanh hơn các nước khác.

Bà Lương Thị Lệ Thủy: Nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm này nên chỉ mang tính dự báo. Nhưng theo tôi, với quyết tâm triển khai 5G từ Chính phủ, từ các nhà viễn thông và với xu hướng các doanh nghiệp cũng đang chuyển đổi số hóa và ứng dụng CNTT mạnh mẽ để tăng năng suất, tăng hiệu quả và tăng tính cạnh tranh, chúng tôi hoàn toàn tin rằng số lượng đăng ký thuê bao 5G khi triển khai 5G sẽ tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới, không chỉ dừng lại ở con số 6 triệu như trong báo cáo này.

Cisco sẽ tham gia như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển 5G tại Việt Nam?

Ông Naveen Menon: Để khuyến khích sự phát triển 5G, Cisco có thể làm một số việc như sau:

Thứ nhất, chúng tôi nhấn mạnh vào vấn đề đổi mới và sáng tạo công nghệ. Chúng tôi phát triển hệ sinh thái về đổi mới và sáng tạo, nghĩa là mang các đối tác tới Việt Nam, các đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ. Các đối tác ở đây bao gồm các công ty startup, các công ty cấp 1 và cấp 2.

Thứ hai, chúng tôi thực hiện các hoạt động hợp tác đối tác với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam, chia sẻ với Việt Nam các thông lệ, các thực tiễn tốt trên thế giới liên quan đến những quy định pháp lý và chính sách cần thiết. Nói cách khác, chúng tôi hỗ trợ các chính phủ trong khu vực, trong đó có Chính phủ Việt Nam, xây dựng những chính sách và khung pháp lý phù hợp để có thể triển khai 5G tại các quốc gia của mình.

Thứ ba, chúng tôi tạo nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thực hiện đào tạo, tập huấn. Trong các chương trình của chúng tôi, chúng tôi đã đào tạo - tập huấn được khoảng 20 triệu người trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chúng tôi cũng rất chú trọng vào các chương trình đào tạo và phát triển thông qua các tổ chức đào tạo và giáo dục tại Việt Nam cũng như các đối tác trong nước

Bà Lương Thị Lệ Thủy: Tôi xin bổ sung một chút về hoạt động của Cisco Việt Nam. 

Thứ nhất, như ông Naveen đã nói, việc làm sao để giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp của họ để tăng tính cạnh tranh để có thể tồn tại & phát triển. Hàng năm, chúng tôi làm rất nhiều hoạt động như: Tổ chức các buổi cập nhật về công nghệ hoặc huấn luyện cho những doanh nghiệp để giúp họ tận dụng CNTT nhằm giúp họ tăng ý thức ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã làm rất nhiều, đặc biệt cho phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, chúng tôi có đội ngũ hơn 500 đối tác ở Việt Nam & hàng tháng, hàng quý, chúng tôi đào tạo đội ngũ đối tác đó và chúng tôi xem đội ngũ đó như cánh tay nối dài. Khi chúng tôi đào tạo đối tác, các đối tác đó sẽ đào tạo và cập nhật công nghệ cho những doanh nghiệp khác nữa. Đó là cách để chúng tôi có thể nhân rộng việc đào tạo & cập nhật CNTT cho các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.

Một hoạt động nữa tôi muốn nhấn mạnh là Học viện mạng. Cisco không chỉ có những hoạt động cho Chính phủ, cho các doanh nghiệp, chúng tôi còn đào tạo nhận thức về ứng dụng CNTT từ môi trường sinh viên, những chủ doanh nghiệp trong tương lai.

Đó là những hoạt động mà chúng tôi đầu tư, giúp các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam và thị trường Việt Nam có những kiến thức tốt hơn về công nghệ. Đó cũng là một trong những cách để chúng ta có thể thúc đẩy sự phát triển của 5G tại Việt Nam.

Theo Cisco, dịch vụ và ứng dụng nào có thể đem lại cho các nhà mạng doanh thu từ 5G trong giai đoạn đầu?

Bà Lương Thị Lệ Thủy: Đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ, theo dự tính, có thể thấy 5G nhằm vào ngành sản xuất và chế tạo áp dụng IoT để có thể thúc đẩy và đổi mới ngành chế tạo này, ví dụ: quản lý từ xa, quản lý sản xuất, quản lý tài sản, theo dõi, kiểm soát, đáp ứng... Tất cả những hoạt động đó sẽ dựa trên nền tảng 5G. Cái này không chỉ triển khai ở Việt Nam mà trên toàn khu vực ASEAN. Đối với Việt Nam, lĩnh vực chế tạo & sản xuất là lĩnh vực rất quan trọng mà chúng tôi hướng tới cho 5G.

Nghiên cứu “5G tại Đông Nam Á: Tái khởi động tăng trưởng tại các thị trường doanh nghiệp và tiêu dùng” (tên gốc: 5G in ASEAN: Reigniting growth in enterprise and consumer markets) do Hãng tư vấn quản lý A.T. Kearney thực hiện với sự tài trợ của CISCO.
Nghiên cứu chỉ ra rằng: so với 4G, 5G mang đến tốc độ nhanh gấp 50 lần, phản hồi nhanh hơn 10 lần và yêu cầu mức tiêu thụ năng lượng cho kết nối mạng thấp hơn nhiều. Điều này sẽ được thúc đẩy bởi sự kết hợp của ba tính năng đặc biệt – thông lượng cao, độ trễ cực thấp và mức tiêu thụ năng lượng thấp cho mỗi kết nối di động.
Tốc độ, độ trễ thấp và kết nối chất lượng được nâng cao sẽ giúp các công ty khai thác viễn thông cung cấp kết nối Internet siêu nhanh, cho phép truyền phát video với độ phân giải cao, dịch vụ giải trí được cung cấp trên điện toán đám mây và đem các dịch vụ có nội dung tương tác dựa trên ứng dụng thực tế ảo/ tăng cường (AR/VR) tới người tiêu dùng. Các tính năng này cũng giúp nhanh chóng thương mại hóa các mô hình dịch vụ và ứng dụng mới của mạng 5G (5G use case) bao gồm các ứng dụng cho thành phố thông minh, Công nghiệp 4.0, các ứng dụng của Internet vạn vật (IoT) với quy mô to lớn, và hơn thế nữa.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.