Bosch và FPT IS hợp tác trong mảng Giao thông thông minh

Bosch và FPT IS hợp tác trong mảng Giao thông thông minh
Tạp chí Nhịp sống số - FPT IS sẽ đóng vai trò là nhà tích hợp hệ thống và cung cấp các dịch vụ giải pháp công nghệ; Bosch Việt Nam sẽ cung cấp thiết bị (phần cứng) và nền tảng quản lý hệ thống giám sát an ninh và an toàn lên tới 200.000 điểm.

Hôm nay (26/11/2019), Đại diện Tập đoàn Bosch Việt Nam và Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển giải pháp Giao thông thông minh với tầm nhìn đến năm 2030. Hai bên sẽ phối hợp cùng nhau xây dựng và triển khai các giải pháp thông minh, phù hợp với đặc tính của từng thành phố trọng điểm và địa phương nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại, hướng tới mô hình giao thông an toàn và xã hội an ninh. Trong đó, FPT IS sẽ đóng vai trò là nhà tích hợp hệ thống và cung cấp các dịch vụ giải pháp công nghệ; Bosch Việt Nam sẽ cung cấp thiết bị (phần cứng) và nền tảng quản lý hệ thống giám sát an ninh và an toàn.

FPT IS, giao thông thông minh, Bosch,

Bosch là nhà cung cấp hệ thống và công nghệ an ninh, an toàn, truyền thông hàng đầu thế giới cho nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Bosch đã triển khai hệ thống Video giám sát với các tính năng phân tích video thông minh hiện đại, cùng nền tảng công nghệ cho phép quản lý và vận hành đến 200.000 điểm giám sát cùng lúc, và các công nghệ được phát triển dựa trên AI (Trí tuệ Nhân tạo) & Machine Learning (Máy tự học) cho hàng trăm dự án giao thông lớn trên toàn cầu. B

Trong khi đó, FPT IS cung cấp 4 nhóm giải pháp phục vụ cho giao thông vận tải: Pháp luật và Thực thi, Quản lý hạ tầng giao thông, Quản lý thiết bị đầu cuối và Quản lý giao thông (ITS). Đây cũng là lĩnh vực hiện đang được Tập đoàn Bosch Việt Nam chú trọng.

Thông qua lần hợp tác này, hệ thống hạ tầng đường bộ trong các đô thị lớn sẽ được nâng cấp với giải pháp quản lý và giám sát thông minh. Cụ thể, các hạng mục triển khai bao gồm hệ thống Video giám sát dùng cho quản lý giao thông như: phạt nguội, đo lường lưu lượng, mật độ để điều tiết giao thông…và quy hoạch đô thị: cải thiện tuyến đường, mở rộng, thay đổi các chốt giao thông…

Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đang là 3 thành phố thí điểm trong mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Network). Bên cạnh mảng Chính phủ điện tử và Tòa nhà kết nối, Giao thông thông minh là một yếu tố quan trọng mô hình đô thị thông minh. Trong thời gian tới, dự kiến toàn bộ tất cả các tuyến đường trong các thành phố lớn sẽ được nâng cấp với giải pháp quản lý và giám sát hiện đại. Thêm vào đó, các tỉnh thành khác cũng đang trong giai đoạn lên kế hoạch triển khai hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm tải nguồn nhân lực thủ công trong công tác quản lý.

Dự kiến trong 5 năm tới, các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 tại Việt Nam sẽ được trang bị giải pháp giao thông thông minh. Song song đó, Myanmar và Campuchia được dự đoán sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian tới, nhờ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển hệ thống giao thông đô thị dành cho hai thị trường mới nổi này. Nhận thấy được tiềm năng rất lớn đó, Tập đoàn Bosch Việt Nam và FPT IS sẽ xây dựng các giải pháp thông minh hiện đại để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Xuất sắc vượt qua hơn 300 đề cử, Phần mềm ngân hàng lõi kỹ thuật số FINC (Digital Core Banking FINC) của TechPlus đã được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và trở thành 01 trong số 14 đơn vị xuất sắc vinh dự được vinh danh tại lĩnh vực “Ngân hàng số” của Sao Khuê 2024.