Chính thức thông qua "Luật An toàn Thông tin"

Chính thức thông qua
Tạp chí Nhịp sống số - Với 86,03% số đại biểu biểu quyết tán thành, luật An toàn Thông tin đã chính thức được Quốc hội thông qua.

Ngoài việc chế tài về những hành vi như thu thập, sử dụng, phát tán những thông tin, hình ảnh,… trái pháp luật lên mạng, Luật ATTT còn quy định cả về việc ngăn chặn những hoạt động sử dụng mạng để khủng bố.

Các biện pháp chế tài hành vi khủng bố được đưa ra gồm: Vô hiệu hóa nguồn

Chính thức thông qua

Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7) trong Luật ATTT, như: Nghiêm cấm thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; Lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân; Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật; Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo, v.v.

Ngoài ra, Luật cũng quy định việc thiết lập kênh thông tin trực tuyến để xử lý các phản ánh của người dân về các vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân.

Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng, các tổ chức, cá nhân khi xử lý thông tin cần áp dụng các biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất. Luật ATTT chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến sẽ được trình trong quý 2/2024. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bình Dương là các địa phương được chọn để tổ chức triển khai thí điểm.