Hậu COVID-19: Phục hồi nền kinh tế Đông Nam Á bằng chuyển đổi số

Hậu COVID-19: Phục hồi nền kinh tế Đông Nam Á bằng chuyển đổi số
Tạp chí Nhịp sống số - Mặc dù kéo theo vô vàn hệ lụy và thiệt hại khó thống kê hết, nhưng Covid-19 cũng mang đến một khía cạnh tích cực – đó là việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu. Câu chuyện đó đang diễn ra với nền kinh tế Đông Nam Á, nơi đang tích cực khống chế dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

Đây là nội dung chính từ bài viết của ông Jeffery Liu - Chủ tịch

Huawei, đông nam á, chuyển đổi số, Hậu COVID-19, Jeffery Liu,

Ông Jeffery Liu - Chủ tịch Huawei Châu Á – Thái Bình Dương

Vào tháng Ba, các bộ trưởng kinh tế Đông Nam Á đã quyết định sử dụng công nghệ và thương mại số để cho phép doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tiếp tục hoạt động trong thời gian bùng phát dịch Covid-19. Theo báo cáo tóm tắt gần đây được Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á công bố, việc áp dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư – như trí thông minh nhân tạo, IoT, tự động hóa và robot học – cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất cơ hội tốt hơn để gia tăng sản xuất một cách nhanh chóng khi nền kinh tế phục hồi.

Với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò làm nền tảng trong việc hỗ trợ quản lý đại dịch hiện nay, chính phủ đã nhận thức rõ hơn về các lợi ích năng suất và kinh tế xã hội do các dịch vụ truyền thông băng thông rộng và dịch vụ đám mây mang lại. Điều này được chứng minh rõ hơn bằng 11 đề xuất gần đây do GSMA đưa ra nhằm tăng cường khả năng kết nối trong khủng hoảng dịch Covid-19.

Những người ở tuyến đầu phải đối mặt với những thay đổi ngày càng lớn. Huawei đã triển khai công nghệ đột phá để hỗ trợ Bộ Y tế Malaysia và các bệnh viện nhằm hạn chế đại dịch Covid-19.

Trải nghiệm của tôi khi hợp tác với Bộ Y tế tại Malaysia là các giải pháp kỹ thuật số đã cung cấp khả năng kết nối quan trọng giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe địa phương và toàn cầu với các chuyên gia y tế tuyến đầu, cho phép họ thực hiện tư vấn qua mạng để có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn với khả năng xác định nhanh hơn và ít lây lan hơn.

Tại Philippines, hơn 50 bệnh viện đã được phân tích để cung cấp bảo hiểm dịch vụ bằng trí thông minh nhân tạo dựa trên các công cụ dự báo nhằm dự đoán sự gia tăng lưu lượng truy cập, tránh nghẽn mạng do lưu lượng truy cập tăng cao và đảm bảo đủ dung lượng để duy trì dịch vụ truyền thông thoại và dữ liệu. Tận dụng các giải pháp đổi mới, các nhà mạng viễn thông đã có thể tăng dung lượng của toàn bộ khu vực Vùng Thủ đô Quốc gia (NCR) lên 10% trong chưa đến một tuần.

Trong vài tháng tới, cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế số sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chuẩn bị cho đợt nhiễm dịch tiếp theo, với khả năng giám sát bệnh nhân từ xa, cách ly vùng có nguy cơ nhiễm dịch bằng robot và bảo vệ các y bác sĩ tuyến đầu bằng điều trị và tư vấn từ xa. Quá trình chuyển đổi ngành dọc sẽ gia tăng sự số hóa, điều này lại yêu cầu sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để đáp ứng đồng thời thông lượng cao, độ trễ thấp, bảo mật và các tình huống cung cấp dịch vụ nhanh chóng.

Giờ đây, vai trò của video số đối với truyền thông hiệu quả trong công chúng lẫn nội bộ là không thể phủ nhận, hỗ trợ mọi thứ từ phương tiện truyền thông xã hội và làm việc từ xa đến các ngành dọc quan trọng như giáo dục điện tử, chăm sóc sức khỏe từ xa, sản xuất và hơn thế nữa. Giải pháp video định dạng cao hiệu quả và linh hoạt đã trở thành chuẩn mực mới và thành phần quan trọng để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh và kinh tế liên tục và điều này vẫn sẽ tiếp tục sau đại dịch.

Trong khi đó, nhiều nhà mạng viễn thông đã tiến hành gia tăng dung lượng và phạm vi phủ sóng thiết yếu, chúng ta hiện nay có thể thấy rõ ràng rằng sự kết hợp mạnh mẽ của băng thông rộng và 5G, Đám mây, Internet Vạn vật (IoT) và Trí thông minh nhân tạo (AI) là yêu cầu cơ bản chung cho quá trình chuyển đổi số lớn hơn và chúng ta cần tăng tốc việc áp dụng sự kết hợp này để sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp trong tương lai cũng như tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong thời gian tới, IMF dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, thúc đẩy chính phủ và các nhà lãnh đạo phải hành động nhanh chóng để khắc phục ảnh hưởng kinh tế hiện tại trong năm 2020. Khả năng kết nối số là yếu tố chủ chốt để tái khởi động nền kinh tế khi dịch vụ viễn thông được chứng minh đóng vai trò thiết yếu trong tất cả các khía cạnh của đời sống. Chuẩn bị cho chuẩn mực mới đã làm gia tăng nhu cầu chuyển đổi số nhanh hơn, và kéo theo đó là sự cấp thiết đối với các chính sách viễn thông mới với sự hỗ trợ của chính phủ và hệ sinh thái kinh doanh. Được hỗ trợ bởi 5G, Đám mây, IoT và AI, hợp tác hệ sinh thái kinh doanh giữa các chính phủ, ngành, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ là chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi số, giúp khởi động lại nền kinh tế và đảm bảo an toàn cá nhân và tài chính của mọi người trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm