Cước tin nhắn quá cao, ngân hàng muốn nhà mạng giảm để chia sẻ

Cước tin nhắn quá cao, ngân hàng muốn nhà mạng giảm để chia sẻ
Tạp chí Nhịp sống số - Theo các ngân hàng, việc giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt đang gặp trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông (SMS) đối với giao dịch của các ngân hàng còn quá cao, gấp 3 lần cước phí thông thường.

Tin nhắn SMS vẫn được nhiều ngân hàng sử dụng để thông báo biến động số dư, gửi mã OTP... cho khách hàng.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giảm cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Đến nay, đã có 44/45 ngân hàng thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, chiếm 99,7% thị phần đã miễn giảm phí; nhiều loại phí đã được giảm từ 75-100% so với mức phí cũ. Tuy nhiên, việc giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt đang gặp trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông (SMS) đối với giao dịch của các ngân hàng còn quá cao.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hầu hết giao dịch ngân hàng đều sử dụng dịch vụ viễn thông đối với các loại tin nhắn như mã xác thực khách hàng (mã OTP), thông báo biến động số dư tài khoản khách hàng (SMS Banking), cảnh báo giao dịch lừa đảo, thay đổi dịch vụ, thông tin tài khoản... và đang phải trả mức cước dịch vụ tin nhắn rất cao.

Cụ thể, Mobifone và Vinafone áp dụng 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo, chăm sóc khách hàng; Viettel 500 đồng/tin nhắn và từ năm 2019 đến nay đã tăng lên 785 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính; Vietnam Mobile, Beeline từ 280-400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo, chăm sóc khách hàng.

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho rằng mức cước tin nhắn doanh nghiệp viễn thông áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Chưa kể, các tin nhắn khách hàng chủ động gửi tới các đầu số cung cấp dịch vụ của ngân hàng cũng phải chịu mức cước quá cao, như đầu số 8149 là 1.500 đồng/tin nhắn và đầu số 8049 là 1.000 đồng/tin nhắn. Trong khi SMS vẫn là phương thức thông báo an toàn, đa dạng tiện ích cho khách hàng, nhất là tin nhắn SMS-Brandname nhận diện thương hiệu riêng của từng ngân hàng để tránh kẻ gian lừa đảo, mạo danh...

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.