Robot sẽ không thể “cướp việc” của con người!

Robot sẽ không thể “cướp việc” của con người!
Tạp chí Nhịp sống số - Các công nghệ mới đã và đang loại bỏ công việc của con người trong suốt nhiều thế kỷ nay, tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng, theo thời gian, tự động hóa mang đến nhiều sự tiện nghi và phồn vinh hơn sự khổ sở. Đây là nhận xét của TS. James ‘Bo’ Begole, được đăng tải trên The Huffington Post. Nhịp

 robot, Internet of Things, Industry 4.0, robot công nghiệp, tự động hóa, robot tiếp tân, cách mạng công nghiệp,

“Minh oan” cho tự động hóa

Lịch sử cho thấy, theo thời gian, tự động hóa mang đến nhiều sự tiện nghi và phồn vinh hơn sự khổ sở. Lấy ví dụ, vào đầu thế kỷ 19, khoảng 50% lực lượng lao động Mỹ làm việc trên các nông trại. Ngày nay, con số này chỉ còn 2% - các công việc trong ngành nông nghiệp giảm đi đáng kể, tuy nhiên nền kinh tế Mỹ và người lao động tại đất nước này đã thích nghi khá tốt.

Hay các động cơ hơi nước vốn là  động cơ chủ yếu cung cấp năng lượng cho Cách mạng công nghiệp, nhưng phải trải qua nhiều thế hệ thì con người mới bắt đầu sử dụng chúng để tạo ra hiệu quả chuyển đổi.

Thậm chí, chiếc điện thoại tưởng như đơn giản, bình thường cũng cần hơn 50 năm mới có thể xuất hiện trong một nửa hộ gia đình tại Mỹ. 

Những thay đổi gần đây diễn ra đột ngột hơn, với các công nghệ xuất hiện “chỉ sau một đêm” nhưng tác động vô cùng ấn tượng đến nền kinh tế. Đơn cử, những chiếc xe tải chở hàng không người lái sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng hàng triệu tài xế, làm


Trong tương lai, robot sẽ chuyển từ thực hiện công việc mang tính thủ công, lặp đi lặp lại… sang các công việc đòi hỏi nhận thức, chẳng hạn như cô robot Lễ tân này

Tự động hóa một số công việc không đồng nghĩa loại bỏ hoàn toàn một số nghề nghiệp. Theo McKinsey ước tính, các công nghệ đã được minh chứng là có thể tự động hóa tới 45% các công việc hiện nay. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, trong nhiều trường hợp, tự động hóa sẽ hỗ trợ hơn là thay thế con người. 

Một minh chứng về việc con người và máy làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp là Centaur Chess (Cờ Centaur), một hệ thống được phát triển bởi Đại kiện tướng cờ vua Garry Kasparov, sau khi ông thua một trận cờ trước máy tính Big Blue của IBM năm 1997. Trong trò chơi mới này, một người chơi cờ chọn từ một danh sách các nước cờ do một máy tính đề xuất, huấn luyện để gia tăng cấp độ người chơi…

Tất nhiên, chơi cờ không phải là một công việc, nhưng nó chứng minh rằng khi con người và máy móc hợp tác sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với chỉ người hoặc chỉ máy móc làm việc. Trong tương lai, loại phân tích hợp tác này có thể dẫn đến các hình thức “cải tiến bổ sung” mới giúp giải quyết các vấn đề phức tạp và tăng năng suất.

Hiện nay, tự động hóa đóng vai trò hỗ trợ cho con người. Tại Mỹ, Đức và Hàn Quốc, việc sử dụng robot và việc làm của con người đều tăng. Thậm chí nó có thể mang lại các lợi ích trực tiếp hơn cho người lao động: một công ty tại Mỹ lắp đặt robot để thực hiện các công việc sản xuất lặp đi lặp lại có năng suất tăng 20%, cho phép công ty tuyển dụng nhiều nhân viên hơn.

Ngoài ra, các robot phải được sản xuất, lập trình, bảo trì, sửa chữa và giám sát, tạo ra một nhóm hoàn toàn mới các kỹ thuật viên và quản lý. 

Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán: nhu cầu tuyển dụng các đại diện kinh doanh chuyên nghiệp sẽ tăng nhanh, bởi vì công nghệ được tích hợp trong mọi ngành công nghiệp đến mức các công ty sẽ cần một đội ngũ nhân viên kinh doanh có khả năng giải thích lợi ích của các nền tảng trong tất cả các ngành công nghiệp khác nhau.

Và như vậy, sẽ cần các nhà tuyển dụng, những người có đủ kiến thức về công nghệ chuyên môn của mỗi ngành để tuyển được đúng người như yêu cầu.

Xét đến những công việc mới sẽ được tạo ra, và những kỹ năng mới bắt buộc để thực hiện chúng, nhiều nhân viên trong lực lượng lao động hiện nay sẽ cần phải thích nghi nếu họ muốn có việc làm.

Trong tương lai, robot sẽ chuyển từ thực hiện công việc mang tính thủ công, lặp đi lặp lại… sang các công việc đòi hỏi nhận thức, con người sẽ phải được dạy tư duy theo những cách sao cho làm cho họ “hơn hẳn” máy móc. 

Trong một báo cáo có tên Các kỹ năng làm việc tương lai 2020, Viện Nghiên cứu Tương lai (Mỹ) nêu vấn đề: chúng ta sẽ phải tự đặt những câu hỏi cơ bản như “Những công việc nào mà chỉ có thể làm tốt bởi con người? Những lợi thế so sánh của chúng ta là gì? Và vị trí của chúng ta bên cạnh những máy móc này là gì?...

Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể được tìm thấy trong các loại trí tuệ khác nhau được khám phá bởi nghiên cứu khoa học.

Trí tuệ phân tích sử dụng logic, toán học và các giải thuật - những lĩnh vực trong đó máy móc sở hữu lợi thế không thể cạnh tranh. Trí tuệ sáng tạo là khả năng giải quyết những tình huống mới bằng kiến thức hiện có. Trí tuệ ngữ cảnh liên quan đến việc hiểu các mối quan hệ giữa các sự vật trong thế giới.

Do đó, các trường học nên chuyển từ chương trình đào tạo chủ yếu dựa trên việc ghi nhớ, học thuộc lòng (điều mà các máy tính và công cụ tìm kiếm cực kỳ giỏi) sang các khóa học khai thác trí tuệ ngữ cảnh và sáng tạo. 

Tương lai của thế giới - Công nghiệp 4.0

Industry 4.0 (Công nghiệp 4.0), môi trường mà trong đó các quy trình sản xuất công nghiệp được kết nối với Internet, là giai đoạn tự động hóa tiếp theo với các hệ thống thông minh hoạt động dưới sự kiểm soát của con người.

Tuy nhiên, cùng với Internet of Things (Mạng lưới vạn vật kết nối Internet), lĩnh vực này không có khả năng đạt được sự bùng nổ công nghệ đột ngột.  Khả năng cao hơn là, các nền tảng mới này sẽ xuất hiện theo các giai đoạn, cho chúng ta thời gian chuẩn bị. 

Đúng là khi các công đoạn bị lược bỏ, các công việc sẽ mất đi. Tuy nhiên, thông qua việc tăng thêm và tăng cường khả năng của con người, tự động hóa sẽ làm “gia tăng giá trị” cho con người, so với việc không có sự giúp đỡ của robot.

Khi năng lực con người và máy móc được kết hợp một cách thông minh, năng suất và mức sống sẽ tăng lên, các nền kinh tế sẽ phát triển, các ngành công nghiệp và mô hình kinh doanh mới xuất hiện… Những thay đổi này sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống con người.

Mặc dù việc lo lắng về thay đổi là điều tự nhiên, không có lý do thuyết phục nào để kìm hãm sự phát triển của công nghệ. Đồng thời, con người nên khai thác những kỹ năng và phẩm chất mà (ít nhất là ở hiện tại) chỉ có ở con người: sáng tạo, sự cảm thông, khả năng suy luận hoặc kết nối các ý tưởng khác nhau. 

Hai Varian - Trưởng ban kinh tế của Google, từng khuyên những người tìm việc nên trở thành “một yếu tố bổ trợ không thể thiếu cho điều gì đó đang trở nên rẻ và phổ biến”. Tự động hóa đáp ứng được cả hai điều này. Nhưng có mọi lý do để tin rằng sự sáng tạo, lý trí và sự cảm thông của con người sẽ là thứ để đối trọng với khả năng làm việc hiệu quả và liên tục của các “đồng nghiệp robot”.

Theo The Huffington  Post

 

Có thể bạn quan tâm

Ngành giáo dục đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong mô hình dịch vụ phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), nhất là khi nhiều đơn vị đã áp dụng giải pháp này nhiều năm.