Việt Nam và bước chuẩn bị nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Việt Nam và bước chuẩn bị nguồn nhân lực cho nền kinh tế số
Tạp chí Nhịp sống số - Cuộc cách mạng công nghệp lần thứ tư, hay còn gọi là “cách mạng số”, đang diễn ra rất nhanh và sẽ làm thay đổi toàn diện diện mạo nền kinh tế xã hội cũng như cách thức làm việc của con người. Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề đặt ra với Việt Nam là việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai

Trong Hội thảo quốc tế “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, diễn ra cuối tháng 11/2016 tại Hà Nội, PGS.TS Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho rằng, để tận dụng cơ hội và thách thức của cuộc

Cisco, nguồn nhân lực, Nhân lực CNTT, Cisco Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực, cách mạng công nghiệp, kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Lương Thị Lệ Thủy, Cisco Networking Academy,

Có thể kể đến các chương trình như: Cisco Networking Academy (Học viện Mạng Cisco) - đào tạo hướng nghiệp và trang bị các kỹ năng CNTT giúp sinh viên có kiến thức về thiết kế, xây dựng và vận hành mạng, đồng thời biết cách giải quyết vấn đề, có tư duy phản biện, làm việc hợp tác và theo nhóm – những kỹ năng có thể áp dụng trong việc học cao hơn và trong công việc; Hay như cuộc thi Cisco NetRiders - sử dụng các công nghệ web của Cisco để tạo ra bài thi kỹ năng mạng tương tác giúp nâng cao việc học tập trên lớp, kết nối sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, và thúc đẩy công tác giáo dục và đào tạo công nghệ...; hoặc Chương trình truyền hình trực tiếp Find Yourself in the Future diễn ra hàng quý trên nền tảng truyền hình nội bộ của Cisco, với khách mời là các chuyên gia trong ngành, chia sẻ kiến thức về các công nghệ tiên tiến đang chuyển đổi các ngành công nghiệp và định hình thế giới hiện đại, việc làm trong tương lai và cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp.

Ngoài ra còn có Women Rock-IT, chương trình truyền hình trực tiếp được phát sóng hàng quý quảng bá về những lợi ích khi làm việc trong ngành CNTT bằng cách nói về những loại hình công việc phụ nữ làm và công nghệ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sự thành công của họ. Khách mời là những người hiện đang làm các ngành nghề và các loại hình kinh doanh khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp. Họ được chọn vì họ là các hình mẫu thực tế cho khán giả và đáp ứng đúng tiêu chí chương trình.

Bà Lương Thị Lệ Thủy – Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam - cho biết: "Những xu hướng công nghệ như vạn vật kết nối (IoT) và thành phố thông minh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tương lai của Việt Nam. Đặc biệt, an ninh mạng nên được quan tâm thỏa đáng vì không chỉ bảo vệ tài sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng của chúng ta mà còn hiện thực hóa đổi mới và các dịch vụ mới. Cisco cam kết giúp Việt Nam phát triển một lực lượng lao động có tay nghề và hiểu biết về kỹ thuật số thông qua các chương trình đổi mới xã hội để Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng của các công nghệ này nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh và cải thiện chất lượng sống cho người dân".

Có thể bạn quan tâm