Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chứng chỉ CMMi

Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chứng chỉ CMMi
Tạp chí Nhịp sống số - Số liệu trên được ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT – Bộ TT&TT chia sẻ tại Hội thảo Tổng kết Chương trình Phát triển Công nghiệp CNTT giai đoạn 2010 – 2015 và Hướng triển khai Giai đoạn 2016 -2020. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chứng chỉ CMMi sau Thái Lan.

Theo ông Tuyên, Bộ TT&TT đã triển khai dự án hỗ trợ xây dựng áp dụng quy trình theo chuẩn CMMi và ISO 27001 nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Khi tham gia chương trình này, các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (không quá 70%) cùng với việc hỗ trợ đào tạo, bổ sung kiến thức cho các cán bộ doanh nghiệp về quy trình sản xuất phần mềm và đảm bảo an toàn thông tin.

Về kết quả đạt được, đã có 30 doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng chỉ CMMi level 3 trở lên; 2 doanh nghiệp đạt mức 5 (Mức cao nhất), qua đó đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2, chỉ sau Thái Lan về số lượng chứng chỉ này tại khu vực Đông Nam Á.

Về ISO 27001, đã có gần 60 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ, trong đó 30 doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ này.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên cho biết: “Bộ TT&TT đã tổ chức 71 khóa đào tạo về CMMi, ISO 27001 cho gần 2500 lượt học viên của 300 doanh nghiệp, tổ chức CNTT Việt Nam”.

Việc áp dụng những chứng chỉ quản lý như CMMi và ISO đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng chung của các

Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chứng chỉ CMMi

Đối với những khó khăn, hạn chế của “Chương trình Phát triển Công nghiệp CNTT giai đoạn 2010 – 2015”, ông Tuyên cho hay, với nguồn kinh phí khá hạn hẹp nên chỉ 12/27 dự án được triển khai. Bên cạnh đó, tiến độ của chương trình còn chậm và chưa quyết liệt. Về lý do, đại diện Bộ TT&TT cho biết: “Do đây là chương trình đầu tiên có sự hỗ trợ vốn của nhà nước nên việc triển khai còn nhiều lúng túng”.

Bên cạnh đó, những bất cập như: Chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các DN và địa phương; Chưa triển khai được các nội dung quan trọng như nghiên cứu PT sản phẩm mới, phát triển vườn ươm, xây dựng thương hiệu quốc gia vẫn còn tồn tại do thiếu cơ chế triển khai.

 

Có thể bạn quan tâm