Chuẩn trao đổi thông tin số: Cầu nối giữa các thiết bị thông minh

Chuẩn trao đổi thông tin số: Cầu nối giữa các thiết bị thông minh
Tạp chí Nhịp sống số - Thị trường CNTT đã và đang chứng kiến giai đoạn bùng nổ về số lượng thiết bị, giải pháp để xây dựng một xã hội thông minh. Tuy nhiên, để các giải pháp, thiết bị “giao tiếp” được với nhau, tối ưu hóa dữ liệu, thông tin, cần phải có một chuẩn kết nối, hay nói đúng hơn, cần phải có một “cầu nối” giữa

Để các chủ thể thông minh “nói chuyện” được với nhau

Chia sẻ tại

Cầu nối giữa các thiết bị thông minh

Theo Thứ trưởng, việc kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác sẽ chỉ được thực hiện khi hệ thống các chuẩn kết nối, trao đổi cũng như hệ thống cấp mã định danh thống nhất và duy nhất trên cả nước.

Được biết, liên quan đến chuẩn trao đổi thông tin, Bộ TT-TT đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống chuẩn thông tin số và chuẩn trao đổi thông tin”, nghiên cứu, đề xuất 9 quy chuẩn kỹ thuật và 117 tiêu chuẩn kỹ thuật về phần mềm, nội dung thông tin số, chuẩn hóa trang thông tin điện tử, chuẩn hóa dữ liệu và trao đổi thông tin.

Chia sẻ quan điểm này, Thứ trưởng Bộ GT- VT Nguyễn Hồng Trường cũng cho rằng việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đặc biệt là tăng cường trao đổi thông tin số  trong quản lý giao thông sẽ đảm bảo giá trị phát triển lâu dài cho ngành thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

Quá nhiều rào cản?

Dễ thấy, tầm quan trọng của việc có được một chuẩn trao đổi thông tin nhằm xây dựng một xã hội thông minh nhưng việc triển khai lại gặp không ít khó khăn bởi những lý do cả khách quan lẫn chủ quan.

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng, việc áp dụng chuẩn trao đổi thông tin số ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn một phần là do hệ thống hành chính nhà nước của ta được chia làm nhiều cấp với các mối quan hệ dọc ngang phức tạp trong mỗi cấp và giữa các cấp; quy mô đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ các bộ, ngành rất khác nhau; ngoài ra, còn có sự khác biệt lớn về quy mô, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh, thành phố trên các vùng miền.

Vì thế, Thứ trưởng Hưng cho rằng, cần tập trung gỡ bỏ những “rào cản” trong quá trình xây dựng chuẩn trao đổi thông tin, đó là: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các viện trên cả nước; Cần tham khảo, nghiên cứu các chuẩn quốc tế; Ứng dụng CNTT phải gắn chặt với cải cách hành chính... Cũng theo ông, việc áp dụng chuẩn trao đổi thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn khi tiến hành song song với cải cách hành chính.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Giáo sư Young Sik Kim -  Viện Khoa học và Công nghệ tiến tiến Hàn Quốc - cho biết: “Tại Hàn Quốc, chúng tôi tập trung triển khai chính phủ điện tử với các hệ thống không giấy tờ trong nhiều thập kỷ liền. Luật chính phủ điện tử là một cơ sở mạnh mẽ cung cấp đầy đủ các yếu tố thiết yếu từ cơ chế chính sách, tài chính đến các hướng dẫn, tiêu chuẩn cụ thể. Ngoài ra nó đã được triển khai theo một cách kỹ thuật thông qua khả năng tương tác, kiến trúc doanh nghiệp, và các khung tiêu chuẩn. Khu vực được áp dụng lớn nhất là khu vực G2B như Thương Mại, Hải quan, mua sắm và khu vực G2G với hệ thống phần mềm dùng chung trong các cơ quan chính phủ. Về khu vực G2C, Hàn Quốc có một hệ thống chia sẻ thông tin công cộng cung cấp các thông tin cần thiết mà công dân cần"”

Với sự “đặt nền móng” này, các chuyên gia CNTT đến từ các viện, học viện, các doanh nghiệp CNTT đều nhất trí về việc tập hợp và đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể tham mưu cho Chính phủ, Bộ TT-TT, Bộ Khoa học-Công nghệ xây dựng hệ thống chuẩn trao đổi thông tin, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy việc gắn kết, liên thông dữ liệu và các hệ thống thông tin trong Chính phủ điện tử, xây dựng xã hội thông minh.

 

Có thể bạn quan tâm

Xiaomi chính thức ra mắt chuỗi sự kiện Xiaomi Fan Festival 2024, nhân dịp dòng sản phẩm Redmi Note 13 đạt nhiều thành tích ấn tượng tại thị trường Việt Nam với các hoạt động giảm giá sản phẩm độc quyền.