Công nghệ Tuabin khí tham gia giải quyết các thách thức năng lượng Việt Nam

Tạp chí Nhịp sống số - Ứng dụng tuabin khí dẫn xuất sẽ góp phần giải quyết các thách thức về năng lượng của Việt Nam như thế nào? Đây là chủ đề chính của hội thảo trực tuyến về công nghệ Tuabin khí Aero GE cho Việt Nam.

Hội thảo với chủ đề “Công nghệ Tuabin khí Aero GE cho Việt Nam: Duy trì tính cạnh tranh với nguồn điện linh hoạt, khởi động, đáp ứng nhanh và tin cậy” được tổ chức trực tuyến cuối tháng 2 vừa qua, với sự tham gia của nhiều chuyên gia năng lượng đến từ GE Gas Power như: ông Mark Benjamin - Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu cho dòng sản phẩm tuabin khí Aero; ông George Djohan - Giám đốc Phát triển Kinh doanh cho dòng sản phẩm tuabin khí Aero khu vực châu Á; ông David Day - Phụ trách dòng sản phẩm tuabin khí Aero khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ông Kazunari Fukui - Giám đốc khu vực châu Á về trung hòa cacbon. 

Công nghệ Tuabin khí giải quyết các thách thức năng lượng Việt Nam

Những thách thức về năng lượng tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, khi nhu cầu năng lượng quốc gia ngày càng gia tăng, Việt Nam đang đối đầu các thách thức như: hạn chế nguồn cung nội địa, lưới điện thiếu ổn định, cũng như các quan ngại về môi sinh, môi trường. Chính phủ ủng hộ áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo và xanh sạch hơn bao gồm điện gió, điện mặt trời, khí tự nhiên, nhằm giải quyết các thách thức trên.

Theo ông Phùng Ngọc Lân - Tổng giám đốc GE Power Việt Nam, với chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng trên toàn cầu, GE luôn đồng hành hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và hiệu quả hơn của Việt Nam. Hội thảo này chính là dịp để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về công nghệ khí Aero của GE trong việc hiện đại hóa hạ tầng năng lượng, thúc đẩy năng lượng tái tạo và ổn định lưới điện, đồng thời bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. Đây cũng là nền tảng quan trọng, hướng tới mục tiêu kiến tạo hệ thống năng lượng bền vững và hiệu quả cho nền kinh tế và dân số đang không ngừng phát triển ở Việt Nam.

Cụ thể, bài chia sẻ từ các diễn giả và phần thảo luận đã cung cấp thông tin về cách ứng dụng công nghệ tuabin khí dẫn xuất để giải quyết các thách thức năng lượng của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như, cách ứng dụng tuabin khí để ổn định lưới điện, giải quyết thách thức tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng bền vững vừa bổ trợ vừa bổ sung cho các nguồn năng lượng tái tạo khác.... Được phát triển từ công nghệ hàng không, dòng tuabin Aero của GE có tính linh hoạt và cơ động cao, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất điện năng, hệ thống sưởi khu vực, điện di động, cấp điện nhanh và ổn định lưới điện.

Thông qua tham luận về ứng dụng của tuabin khí Aero trong việc cung cấp sự ổn định cho lưới điện đồng thời hỗ trợ các nguồn năng lượng tái tạo, ông George Djohan, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cho dòng sản phẩm tuabin khí Aero khu vực châu Á cho rằng, tính ổn định là đòi hỏi thiết yếu của một hệ thống điện. “Công nghệ Aero không cạnh tranh với năng lượng tái tạo mà đóng vai trò hỗ trợ. Từ đó, tạo nên sự ổn định cần thiết”.

Đồng quan điểm, ông David Day, Phụ trách dòng sản phẩm tuabin khí Aero khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng cho rằng các nhà máy đạt đỉnh cần duy trì độ tin cậy của nguồn cung cấp điện. “Tuabin khí Aero có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp tốc độ, tính cơ động, tính linh hoạt và độ tin cậy cho động cơ nhiên liệu kép chạy bằng xăng, dầu diesel hay các loại nhiên liệu thay thế. Tuabin khí Aero có giới hạn chu kỳ cao, ít cần bảo trì và giúp thực hiện thành công dự án”, ông chia sẻ.

Hướng tới năng lượng tái tạo bền vững

Theo ông David Day, tuabin khí Aero phù hợp cho sản xuất năng lượng tái tạo. "Nhiều nhà máy đã lựa chọn lắp đặt tuabin khí Aero nhằm cung cấp năng lượng tái tạo bền vững. Với khả năng khởi động trong vòng chưa tới 5 phút và tốc độ tăng tốc nhanh chóng, cùng khả năng đồng bộ hóa, tuabin khí Aero là sự lựa chọn phù hợp để cung cấp năng lượng dự phòng”.

Theo ông Kazunari Fukui - Giám đốc khu vực châu Á về trung hòa cacbon, trong 10 năm tới, công suất phát điện của Việt Nam dự kiến sẽ tăng hơn 50% và sản lượng điện dự kiến sẽ tăng 24%.

“Vì vậy, điều quan trọng là phải tập trung vào công nghệ khử cacbon đồng thời tăng công suất điện trong tương lai” – ông nói.

Ông Kazunari Fukui cho biết, để giải quyết thách thức này, Việt Nam cần chuyển đổi từ than sang nhiên liệu cacbon thấp hơn, kết hợp khí đốt với năng lượng tái tạo, sử dụng nhiên liệu cacbon thấp như hydro hoặc amoniac, và đầu tư vào công nghệ thu hồi cacbon.

Đại diện GE cho biết, GE đã hiện diện ở châu Á với hơn 300 tuabin dẫn xuất được lắp đặt trong khu vực, cùng các cơ sở sửa chữa tại Malaysia, Thái Lan, Singapore, Úc và một đối tác liên doanh tại Trung Quốc. Khi nhu cầu năng lượng quốc gia ngày càng tăng, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như hạn chế nguồn cung nội địa, sự thiếu ổn định của lưới điện và các mối quan ngại về môi trường. Chính phủ ủng hộ áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo xanh sạch hơn bao gồm điện gió, điện mặt trời, khí tự nhiên, nhằm giải quyết các thách thức trên.

Ông David Day lấy ví dụ về sự thành công của công nghệ tuabin khí LM2500XPRESS tại Đức. “Ông cho biết: “Điều này đã chứng minh tuabin khí dẫn xuất mang lại độ tin cậy và mức độ sẵn sàng cao hơn, tối ưu hóa ngân sách và dễ dàng bảo trì các dự án năng lượng tái tạo. Nhìn chung, tuabin khí Aero cung cấp tốc độ, tính cơ động, tính linh hoạt và độ tin cậy cao, sẵn sàng giải quyết những thách thức của mạng lưới điện Việt Nam.

Ông Fukui nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế không cacbon và mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. Trong đó, tính bền vững là điều cần thiết nhưng việc duy trì ngân sách cũng rất quan trọng.

“Đó là lý do chúng tôi tin vào hướng nhiều giải pháp kết hợp thay vì sử dụng một giải pháp duy nhất áp dụng cho tất cả. Nhóm chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề này nhằm đảm bảo việc chuyển đổi từ than sang khí sẽ giúp giảm 50% lượng khí thải CO2. Hơn nữa, điện khí cũng có tiềm năng đóng góp vào mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050 của Việt Nam”, ông Fukui khẳng định. 

Có thể bạn quan tâm