Công nghệ in 3D - cơ hội và thách thức (Kỳ 1)

Công nghệ in 3D - cơ hội và thách thức (Kỳ 1)
Tạp chí Nhịp sống số - Chúng ta đã nghe rất nhiều về in 3D, nhưng thực sự công nghệ in 3D đang được sử dụng như thế nào, những tiềm năng của nó là gì? Những cơ hội và thách thức của công nghệ này, cả từ góc độ người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp?

Chia sẻ những câu hỏi này, ông Phan Trung Hiếu - Tổng Giám Đốc

Autodesk, Công nghệ in 3D, máy in 3D, in 3D, Autodesk Việt Nam, tạo mẫu lập thể, MakerBot,

Giờ đây, xu hướng tạo nguyên mẫu đang hướng tới khả năng in hẳn ra sản phẩm cuối cùng. Việc sử dụng công nghệ này diễn ra hàng ngày, từ vật liệu nhẹ cho ngành hàng không vũ trụ và ngành công nghiệp ô tô, cho tới những phương thức khác nhau để thiết kế và chế tác đồ trang sức và thời trang cao cấp.

Tuy nhiên trong khi in 3D đã tồn tại trong khoảng ba thập kỷ, chỉ có 200 nghìn chiếc máy in được bán ra, chủ yếu là cho các nhà sản xuất công nghiệp. Chỉ tới thời điểm gần đây, người tiêu dùng mới có cơ hội mua phần cứng ít tốn kém hơn với sự ra đời của MakerBot.

Công nghệ này đã trải qua một chặng đường dài, với tỷ lệ thất bại trung bình lên đến 75%, tức là chỉ có một phần tư cơ hội có được một sản phẩm in thành công

Đó là tiềm năng to lớn cho công nghệ sản xuất phụ gia nhằm cách mạng hóa cách thức chúng ta thiết kế và tạo ra những sự vật.

Thị trường in 3D

Thị trường in 3D đang có tác động lên toàn bộ cộng đồng toàn cầu. Tại thị trường Việt Nam, in 3D không còn là một khái niệm quá xa lạ với những người theo đuổi công nghệ. Trong đó, một số công ty đã bắt đầu nghiên cứu, sản xuất và phân phối đa dạng các loại máy in 3D, kèm theo dịch vụ in ấn 3D và những dịch vụ hỗ trợ khác với mức giá hợp lý và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Thêm vào đó, in 3D và các thiết bị và quy trình liên quan trở thành một chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực giáo dục, với rất nhiều dự án từ học sinh sinh viên. Chẳng hạn như gần đây, một nhóm sinh viên tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã chế tạo thành công máy in 3D giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Nhiều các trường đại học về công nghệ lớn cũng bắt đầu giảng dạy và nghiên cứu để ứng dụng công nghệ này vào thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, từ phía ngành công nghiệp, chưa có một ứng dụng cụ thể nào của công nghệ in 3D từ các nhà sản xuất trong nước. Hầu hết các dự án, sản phẩm đưa ra đều phục vụ những mục đích hoặc sở thích cá nhân.

Trên thế giới, khu vực châu Mỹ chiếm 42% thị phần, theo sau đó là EMEA với 31% và châu Á-Thái Bình Dương là 27%. Thị trường in 3D tạo ra doanh thu tổng cộng 3, 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2014, tăng 34% so với năm 2013, khi giá giảm và nhiều người tiêu dùng mua lần đầu trong phân khúc này. Theo nhà nghiên cứu thị trường Canalys, gần 133.000 máy in 3D đã được vận chuyển trên toàn cầu trong năm 2014, tăng 68% so với năm trước đó. Doanh thu từ thị trường bao gồm các vật liệu và các dịch vụ liên quan.

Các nhà chế tạo và các nhà doanh nghiệp đang góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp cùng với các doanh nghiệp lớn. Canalys ước tính rằng ba phần tư các máy in 3D bán ra trong quý IV năm 2014 có giá dưới 10.000 USD. Riêng trong Quý I, lần đầu tiên tổng doanh thu thị trường trong một quý vượt quá 1 tỷ USD, với 41.000 máy in 3D được vận chuyển trên toàn thế giới, tăng 24% so với quý trước.

Các nhà chế tạo - đơn cử như Bilal Ghalib - đang đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng đó. Bằng cách sử dụng phần mềm miễn phí, Bilal hướng tới thị trường Trung Đông để quét và in chân tay giả cho những người tàn tật với sản phẩm phù hợp hơn.

Autodesk, Công nghệ in 3D, máy in 3D, in 3D, Autodesk Việt Nam, tạo mẫu lập thể, MakerBot,

Một sản phẩm chi giả được Blial thử nghiệm thiết kế

Phần lớn sự tăng trưởng sẽ đến từ các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và hàng không vũ trụ, và chúng tôi thậm chí còn chưa từng suy nghĩ về thế giới đang phát triển và cách mà in 3D có thể giúp mang lại sự đổi mới tới các khu vực khan hiếm tài nguyên hoặc cung cấp các giải pháp thay thế với chi phí thấp hơn cho các quốc gia đang phát triển.

(Kỳ 2: Công nghệ in 3D - dòng chảy hiện đại)

Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ TT- TT, quảng cáo trên môi trường mạng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Do đó cần mở rộng hơn nữa danh sách trắng để doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến.