Dùng mobile banking mà vẫn "ngơ ngác" 26 tỷ đồng biến mất, VPBank "phủi tay"

Dùng mobile banking mà vẫn
Tạp chí Nhịp sống số - Nhiều đường dẫn link bài viết đăng trên báo điện tử đã được chia sẻ, liên quan đến vụ hơn 26 tỷ đồng gửi trong tài khoản Ngân hàng VPBank bị "biến mất". Đáng nói hơn, mặc dù khổ chủ đã đăng ký và trả phí Mobile banking đều đặn từ khi mở tài khoản, song không hề được thông báo về biến động giao dịch

Các ý kiến bức xúc đều tập trung quanh việc VPBank thoái thác trách nhiệm với lý do nhân viên làm sai đã nghỉ việc và "đá bóng" sang cơ quan điều tra.

Cụ thể, các chia sẻ xoay quanh bài viết được đăng tải trên báo


Chữ ký và chữ viết thật của Phạm Văn Trinh tại phòng công chứng trùng với chữ ký mang tên Giám đốc Trần Thị Thanh Xuân trong tờ séc

Từ tháng 7/2015 đến nay, bà Trần Thị Thanh Xuân đã khiếu nại nhưng vô hiệu quả, vì Ngân hàng VPBank đã  thoái thác trách nhiệm với lý do: nhân viên mua séc của ngân hàng đã nghỉ việc, hồ sơ đã chuyển cho công an điều tra!

Phóng viên Báo SGGP đã có buổi làm việc với đại diện Ngân hàng VPBank và cho biết: Trong hồ sơ, tất cả chữ viết đều không phải là chữ viết của bà Xuân. Bà Xuân cho rằng đó là hồ sơ giả do nhân viên ngân hàng Thúy Hằng cùng chồng và Phạm Văn Trinh câu kết giả hồ sơ và con dấu công ty của bà. Bà cũng cung cấp các chữ ký và chữ viết trước đây Phạm Văn Trinh ký tại các phòng công chứng, cơ quan thuế để đối chiếu thì đúng đó là chữ ký và chữ viết của Trinh nhưng lại ghi tên giám đốc Xuân.

Nhìn qua hồ sơ ngân hàng và bản đối chiếu, mắt thường cũng có thể nhận thấy ngay chữ ký đó là của Phạm Văn Trinh và chữ viết không phải của bà Xuân. Do vậy, có cơ sở để bà Xuân đặt vấn đề “nếu không có sự câu kết của nhân viên ngân hàng thì không thể nào một người đàn ông lại có thể mạo nhận phụ nữ giao dịch với ngân hàng mà ngay tên gọi đã có chữ “Thị” được”.

Đặc biệt, tất cả đều là bản photo, chữ viết kê khai theo các mẫu của ngân hàng không phải của Giám đốc Thanh Xuân (chủ tài khoản). Ngay trong các hợp đồng được ký trực tiếp của Công ty Quang Huân với Giám đốc chi nhánh Ngân hàng VPBank cũng được ký chữ ký của Phạm Văn Trinh.

Khi phóng viên yêu cầu xem lại camera các ngày giao dịch để làm rõ người ký hợp đồng thì ngân hàng hẹn lại ngày khác. Bản thân bà Xuân cũng yêu cầu ngân hàng cho xem bản chính hồ sơ thì không được ngân hàng cung cấp vì… quy định bảo mật!

Bà Xuân yêu cầu ngân hàng làm rõ việc nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng đã đứng tên mua séc của công ty bà và tiếp tay cho các giao dịch đánh cắp tiền từ tài khoản của bà, nhưng không được ngân hàng hợp tác, cứ bảo nhân viên đã nghỉ việc. Trong khi, theo pháp luật, nhân viên dù đã nghỉ việc, nhưng trước đây nhân viên đó tiến hành các giao dịch với tư cách là người của ngân hàng thì mọi vi phạm của nhân viên gây ra, ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

Bà Xuân gửi đơn tố giác đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TPHCM từ tháng 9/2015.Nhưng đến nay đã gần 1 năm vẫn chưa được công an xử lý.

Từ vụ việc này, người dùng chia sẻ link cùng khá nhiều ý kiến về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Có người nói vui: Tiền để chi tiêu mua sắm là tiền của mình, tiền gửi ngân hàng là tiền của hacker và cướp (!)

 

Có thể bạn quan tâm