Hàn Quốc chế tạo pin mặt trời công nghệ mới siêu mỏng, dán lên mọi bề mặt

Hàn Quốc chế tạo pin mặt trời công nghệ mới siêu mỏng, dán lên mọi bề mặt
Tạp chí Nhịp sống số - Các pin mặt trời thế hệ mới này là phát minh của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju Hàn Quốc, với thiết kế siêu mỏng và có thể gắn lên gần như bất kỳ đâu.

Pin mặt trời siêu mỏng có thể uốn quanh bút chì

Các pin năng lượng mặt trời công nghệ mới được chế tạo với chiều dày khoảng 1 micromet, mỏng hơn hàng trăm lần so với các pin mặt trời thông thường và mỏng gấp 100 lần so với một sợi tóc của con người.

Công bố từ nhóm các nhà phát minh cho biết, nó mỏng và dẻo tới mức có thể được quấn xung quanh một cây bút chì hoặc thậm chí các vật thể nhỏ hơn.

Những pin năng lượng này được chế tạo bằng vật liệu bán dẫn gallium arsenide, sau đó được hàn lạnh bằng áp suất lên tấm nền nhựa. Dưới tấm nền này có thêm một lớp kim loại nữa để bảo đảm các photon nào “đi lạc” sẽ được phản chiếu ngược lại vào các tấm pin.

Quan trọng hơn hết, thí nghiệm này còn có thể mở ra một kỷ nguyên mới của các thiết bị di động. Nó cho phép tạo ra các kính thông minh và thiết bị theo dõi cơ thể thế hệ mới, vốn là những thiết bị không có nhiều không gian phẳng để dùng các pin mặt trời thông thường.

Hồi đầu năm nay, một nhóm nghiên cứu khác ở Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ cũng đã sáng chế ra những pin năng lượng mặt trời nhẹ tới mức không làm vỡ bong bóng xà phòng.

Trong tháng 5, một nhóm nghiên cứu ở Đại học New South Wales (UNSW) tại Úc đã phát triển pin mặt trời có hiệu suất chuyển đổi năng lượng lên tới 34,5%, vượt gần gấp rưỡi kỷ lục hiện tại là 24%.

 

Có thể bạn quan tâm