Hiểu đúng về “Khởi nghiệp” để tránh thất bại

Hiểu đúng về “Khởi nghiệp” để tránh thất bại
Tạp chí Nhịp sống số - Hầu hết người trẻ ở Việt Nam khi khởi nghiệp chỉ nói về startup kinh doanh, hay nói cách khác là “lao vào công cuộc kiếm tiền” chứ không quan tâm nhiều đến những giá trị khác như sự sáng tạo, kinh nghiệm… Đó là nguyên nhân khiến họ tự giới hạn sự phát triển của mình.

Đây là một trong những chia sẻ được đưa ra từ chương trình giao lưu với chủ đề “Cơ hội thành công của startup công nghệ Việt Nam” tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội sáng 31/8.

Theo Ban tổ chức, Chương trình được tổ chức nhằm giới thiệu đến các bạn sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT về

 khởi nghiệp, Startup, tech startup, tư vấn khởi nghiệp, Nhân tài Đất Việt, Startups Việt Nam, Nhân tài Đất Việt 2016, websosanh, Nguyễn Hữu Thái Hòa,

Tuổi trẻ nên nhìn nhận đúng về khởi nghiệp

Thông qua những câu chuyện cụ thể, những ví dụ sinh động, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa- Chuyên gia tư vấn độc lập, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược tập đoàn VNPT đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kiến thức hữu ích về khởi nghiệp cho các bạn sinh viên.

Theo ông, xã hội - đặc biệt là giới trẻ - cần nhìn nhận lại về quan điểm “thế nào là khởi nghiệp”.

Ông Hòa cho biết, qua nghiên cứu nhiều dự án, chấm thi nhiều cuộc thi khởi nghiệp, ông lo lắng khi nhiều bạn trẻ đang “nhắm mắt đưa chân” vào khởi nghiệp mà không tìm hiểu hết lĩnh vực này, bỏ qua nhiều cơ hội cũng như giai đoạn học tập quý báu của cuộc đời.

Bên cạnh đó, hầu hết người trẻ ở VN chỉ nói về startup kinh doanh. "Tôi cảm giác tất cả các bạn trẻ khởi nghiệp đang lao vào công cuộc kiếm tiền và bản chất là vô cùng dễ thất bại nếu mục tiêu đặt ra là tiền. Đối với bạn trẻ, kinh nghiệm, sự từng trải... những thứ này chưa chắc đã ra tiền nhưng còn đáng quý và cần thiết hơn tiền rất nhiều", ông Hòa nói.

Khởi nghiệp tưởng như không liên quan đến việc học, nhưng với các bạn trẻ, đây lại là điều rất quan trọng để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Hơn thế, nếu coi đây như là thứ “theo phong trào” chắc chắn sẽ thất bại, vì đại đa số sinh viên không thể làm ra tiền từ khởi nghiệp. Giai đoạn đang học, cần phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

“Giá trị của tuổi trẻ là sáng tạo, khao khát... rồi sau cùng hãy nghĩ tới tiền”, ông Thái Hòa nói.

Hãy bắt đầu từ công việc mình yêu thích nhất

Đó là chia sẻ của anh Vũ Quang Trung - Giám đốc Công ty Websosanh với đông đảo bạn trẻ trong hội trường.

Theo anh Trung, khi làm một công việc gì đó với sự yêu thích và tập trung, người ta dồn nhiều tâm huyết cho nó, sẵn sàng hy sinh vì nó… chứ không bị phân tâm bởi các vấn đề khác như lợi nhuận, doanh thu hay thứ hạng…

Bên cạnh đó, một yếu tố vô cùng quan trọng là “biết mình biết người”. Khi làm một việc gì, cần nghiên cứu xem đó là cái gì, ở thế giới và trong nước đã có ai làm hay chưa, họ thất bại hay thành công? Rồi lại phân tích vì sao thành công, vì sao thất bại? Cần đưa mục tiêu của mình là gì? Như vậy mới có đích đến và hoạch địch được từng công việc cụ thể”, anh Vũ Quang Trung chia sẻ.

Websosanh là doanh nghiệp bắt đầu từ một dự án khởi nghiệp, tham gia giải thưởng NTĐV và đã nhận được khoản đầu tư trị giá nhiều triệu USD từ quỹ đầu tư nước ngoài

Bản thân anh Trung là một kỹ sư viết code nhưng khi điều hành công ty hoạt động, anh cũng phải tìm người giỏi code chứ không thể tự mình ôm hết tất cả công việc.

"Lúc bắt đầu làm, tôi không có tiền, hòan toàn tay trắng. Nhưng khi dự án ra hình hài và có tiềm năng, rất nhiều Quỹ đầu tư tự họ tìm đến. Nhiều quỹ đầu tư từ Nga, Singapore, Hàn Quốc, Nhật... đã liên lạc và muốn đầu tư cho công ty", anh Trung chia sẻ.

Từ trường hợp websosanh, ông Nguyễn Long -Tổng thư ký Hội tin học Việt Nam, chủ tịch Hội đồng chung khảo Giải thưởng NTĐV- cho biết, qua 12 năm làm giám khảo Giải thưởng, ông chứng kiến nhiều câu chuyện vui buồn, thành công, thất bại của khởi nghiệp.

Từ Giải thưởng, đã có rất nhiều người thành công, có sản phẩm được công nhận và thành công ở nhiều nước trên thế giới.

Theo ông, người trẻ cần dám nghĩ, dám làm. "NTĐV là bệ phóng rất tốt, sản phẩm của các bạn được vào vòng chung khảo thì nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn. Nếu không được vào chung khảo, thì các bạn nghe lời giám khảo khen ít chê nhiều sẽ tự vạch ra được hướng đi và hoàn thiện sản phẩm".

Có thể bạn quan tâm

Xuất sắc vượt qua hơn 300 đề cử, Phần mềm ngân hàng lõi kỹ thuật số FINC (Digital Core Banking FINC) của TechPlus đã được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và trở thành 01 trong số 14 đơn vị xuất sắc vinh dự được vinh danh tại lĩnh vực “Ngân hàng số” của Sao Khuê 2024.