Khai mạc Giải thưởng CNTT Châu Á – Thái Bình Dương APICTA Awards 2019

Khai mạc Giải thưởng CNTT Châu Á – Thái Bình Dương APICTA Awards 2019
Tạp chí Nhịp sống số - Giải thưởng CNTT Châu Á – Thái Bình Dương 2019 (APICTA Awards 2019) đã khai mạc hôm nay (19/11) tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu, trong đó có trên 650 đại biểu quốc tế đến từ 16 quốc gia và nền kinh tế thành viên APICTA.

Giải thưởng CNTT Châu Á – Thái Bình Dương 2019 (

VINASA, giải thưởng CNTT, Quảng Ninh, Giải thưởng APICTA 2019, APICTA AWARDS 2019 – Hạ Long, APICTA Awards 2019,

Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ninh phát biểu chào mừng tại Lễ Khai mạc APICTA Awards
VINASA, giải thưởng CNTT, Quảng Ninh, Giải thưởng APICTA 2019, APICTA AWARDS 2019 – Hạ Long, APICTA Awards 2019,

Ông Stan Singh, Chủ tịch APICTA

Bên cạnh đó, việc phát triển thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo cũng là một trong những định hướng được đặt ra từ năm 2016, với quyết tâm cao của Chính phủ thể hiện qua Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016. Tuy nhiên, thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, như: Vai trò của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm bảo hộ bản quyền còn mờ nhạt; Yếu tố đổi mới sáng tạo chưa được chú trọng; các doanh nghiệp lớn chưa thể hiện rõ vai trò gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các startup… Phần lớn các startup của Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ phát triển kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số chứ chưa thật sự là các khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Innovation Driven Enterprise Startup) đúng nghĩa; cùng đó là nhiều hạn chế khác khiến tỷ lệ “chết yểu” lên đến 90% trong ba năm đầu tiên.

Việc nỗ lực đăng cai tổ chức giải thưởng APICTA Awards 2019 cũng là một trong những hành động góp phần chung tay vào việc thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Từ việc đề cử các sản phẩm tham gia vào giải thưởng, cho đến hoạt động giao thương kết nối doanh nghiệp, giao lưu với cộng đồng công nghệ đến từ các nền kinh tế thành viên APICTA… sẽ dần tạo dựng một diễn đàn có tầm vóc trong tương lai, hướng tới thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa. 

Sau Lễ khai mạc, các hoạt động thuyết trình – chấm thi sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 20-21/11/2019. Theo Ban Tổ chức, Giải thưởng năm nay có 324 đề cử. Việt Nam có 47 đề cử, chiếm 14,5% tổng đề cử tham gia Giải thưởng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có số lượng rất đông đề cử tham gia chương trình. Ban giám khảo có 75 người, bao gồm đại diện các tổ chức CNTT đến từ các quốc gia/ nền kinh tế thành viên APICTA và các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT – Truyền thông sẽ làm việc tại 25 phòng thi để lựa chọn những ứng viên xứng đáng trao giải. Giải thưởng APICTA 2019 sẽ trao cho 05 lĩnh vực chính gồm: Người tiêu dùng, Dịch vụ cộng đồng, Công nghiệp, Dịch vụ kinh doanh, Khu vực công và Chính phủ; 02 hạng mục bổ sung là R&D và Startup; 03 hạng mục công nghệ là Big Data Analytics, IoT và AI. Lễ Công bố và Trao Giải thưởng sẽ được tổ chức vào chiều 22/11/2019.

Song song cùng hoạt động chấm thi của Giải thưởng, nhiều hoạt động cũng được tổ chức, bao gồm: Hội nghị Quốc tế về Chuyển đổi số và Thành phố thông minh 2019 – Quảng Ninh (ngày 20/11/2019), Chương trình kết nối giao thương (Business Matching) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp CNTT Việt Nam và quốc tế ngày 20 và 21/11; Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp CNTT tiêu biểu của Việt Nam; Chương trình giao lưu sinh viên CNTTT Việt Nam – Quốc tế, Đêm văn hóa Việt Nam (20/11) và các tour tham quan một số địa điểm văn hóa, lịch sử, danh thắng tại Hạ Long.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Từ nhiều năm trước, Quảng Ninh đã thực hiện chủ trương văn phòng không giấy tờ. Đến nay, 100% các thủ tục hành chính của Tỉnh được tiếp nhận, giải quyết và được máy tính hoá trên môi trường mạng; Việc quản lý, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp được thực hiện tập trung, thống nhất, công khai minh bạch, từ chỗ hầu như không có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (năm 2015), đến nay tỉnh đã cung cấp trên 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 (1.515 dịch vụ), trong 2 năm triển khai đã có trên 33.000 hồ sơ trực tuyến; Năm 2017, Quảng Ninh xếp thứ 1/63 về Chỉ số PCI – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đồng thời đứng ở vị trí thứ 1/63 trong Bảng xếp hạng về Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX). Năm 2018, Tỉnh Quảng Ninh vinh dự được trao Giải thưởng ASOCIO dành cho lĩnh vực Chính quyền số xuất sắc. Đây là Giải thưởng CNTT uy tín hàng đầu, có ảnh hưởng rất lớn trong ngành CNTT trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm