Năng lượng Mặt trời: Những ý tưởng sáng tạo và ngộ nghĩnh

Năng lượng Mặt trời: Những ý tưởng sáng tạo và ngộ nghĩnh
Tạp chí Nhịp sống số - Xu thế chuyển đổi sang năng lượng tái tạo đang được cổ vũ trên toàn cầu, không chỉ bởi những nhà bảo vệ môi trường mà cả những nhà sản xuất thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong đó, năng lượng mặt trời đang được đầu tư nghiên cứu để có thể mang đến những giá trị khác ngoài việc chiếu sáng…

Có thể thấy, ứng dụng của năng lượng mặt trời giờ đây không chỉ dừng ở việc cung cấp điện cho các thiết bị. Sự phát triển của khoa học

Biến nước tiểu thành… bia

Theo Reuters, nhà nghiên cứu Sebastiaan Derese đã công bố một chiếc máy sử dụng năng lượng mặt trời có thể biến nước tiểu thành bia. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm chiếc máy của mình tại một lễ hội âm nhạc kéo dài 10 ngày tại thành phố Ghent.

Họ đã tách được 1.000 lít nước từ nước tiểu của những người tham dự lễ hội và số nước sạch này sắp tới sẽ được sử dụng để... nấu bia.

Cụ thể, nước tiểu được thu thập ở một bể chứa lớn và sẽ được đun nóng bằng một nồi hơi sử dụng năng lượng Mặt Trời, và sẽ được dùng để nấu bia.

Số nước tiểu được đun nóng này sau đó sẽ được dẫn qua một màng lọc đặc biệt giúp tách riêng nước và các chất dinh dưỡng như kali, nitơ, phốt pho.

Ngoài việc biến thành bia, nhóm nghiên cứu hy vọng công nghệ của mình sẽ được áp dụng rộng rãi ở khu vực nông thôn và các nước đang phát triển, những nơi luôn ở trong tình trạng thiếu nước sạch và phân bón cho cây trồng.

Đường bộ kiêm nhà máy năng lượng Mặt Trời

Chính phủ Pháp đã công bố kế hoạch xây dựng 1.000km đường giao thông được phủ bằng các tấm pin năng lượng Mặt Trời trong vòng 5 năm tới.

Mục tiêu được chính phủ Pháp đặt ra là cung cấp đủ năng lượng cho khoảng 5 triệu người, tương đương 8% dân số quốc gia này.

Các tấm pin năng lượng Mặt Trời sử dụng cho dự án này có tên Wattway với độ dày 7mm, có thể lắp đặt trên bất kỳ con đường nào mà không cần phải thay đổi cơ sở hạ tầng hay đào đường. Chúng được làm làm từ màng mỏng silicon đa tinh thể có kích thước 15cm này được phủ lên trên một lớp đế bằng nhựa đường, giúp chúng chịu lực tốt hơn.

Đây là kết quả của 5 năm hợp tác nghiên cứu giữa công ty xây dựng đường bộ Colas và Viện Nghiên cứu năng lượng Mặt Trời quốc gia. Trước đó, không ít chuyên gia đã nhận định rằng dự án này là bất khả thi vì chi phí đắt đỏ, thiếu an toàn và kém hiệu quả hơn so với cách đặt các tấm pin quang năng lên mái nhà.

Ý tưởng về một con đường làm từ các tấm pin Mặt Trời được một cặp vợ chồng người Mỹ đưa ra vào năm 2014. Sau khi huy động vốn từ cộng đồng, họ có được hơn 2 triệu USD để gắn các tấm pin đặc biệt này lên mặt đường. Tiếp đó, Hà Lan đã trở thành nước đầu tiên thử nghiệm và cho kết quả tốt hơn mong đợi khi xe đạp lưu thông bình thường trên đường.

Ngoài ra, các tấm pin này cũng có khả năng chống chịu thời tiết. Những lớp silicon được bao kín an toàn, khô ráo khi trời mưa, và độ mỏng cho phép đáp ứng sự giãn nở do nhiệt của vỉa hè. Thậm chí, Wattway còn vượt qua bài kiểm tra độ bền với những chiếc xe cào tuyết một cách tốt đẹp - loại phương tiện dọn đường quen thuộc vào những mùa đông lạnh giá tại Châu Âu.

Các chuyên gia của Colas đã ước tính cứ 20 mét vuông mặt đường sẽ cung cấp đủ điện cho một hộ gia đình, không bao gồm sử dụng hệ thống sưởi.

Bẫy muỗi dùng năng lượng mặt trời

Ngày 5/9, Bộ trưởng Bộ nhà ở, đô thị và chính quyền địa phương ông Noh Omar cho biết kế hoạch diệt muỗi này sẽ sớm được triển khai, đây là một trong số những biện pháp nhằm giảm những trường hợp bị lây nhiễm virus Zika ở Malaysia.
Bộ trưởng cho biết: “Bẫy bắt muỗi chạy bằng năng lượng mặt trời đã được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hong Kong. Nó không sử dụng điện năng mà sử dụng năng lượng mặt trời và có thể lắp đặt ở nhiều nơi”.

Cũng theo ông Omar, số lượng bẫy được lắp đặt sẽ phụ thuộc vào độ rộng của khu vực được lắp đặt.

Cho đến nay, Malaysia đã ghi nhận hai trường hợp nhiễm virus Zika, một phụ nữ bị nhiễm khi đi sang Singapore, một người đàn ông bị nhiễm ở trong nước. Người đàn ông sau đó đã tử vong do suy tim.

Có thể bạn quan tâm