Sau giãn cách, bán lẻ sẽ tăng trưởng trở lại

Sau giãn cách, bán lẻ sẽ tăng trưởng trở lại
Tạp chí Nhịp sống số - Cùng với nhận định này, tại buổi tọa đàm “Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp bán lẻ” diễn ra ngày 30/9 vừa qua, bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR) - cho rằng, thương mại điện tử (TMĐT) sẽ phục hồi nhanh hơn bán lẻ truyền thống.

Đây là sự kiện do IDG Vietnam tổ chức, với sự tham gia của đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cùng các diễn giả đến từ doanh nghiệp và nhiều trong lĩnh vực này. 

Khó chồng khó

Mở đầu buổi tọa đàm, bà Vũ Thị Hậu đã cập nhật các thông tin về những khó khăn của ngành bán lẻ Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2021 khi bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo báo cáo khảo sát của VNR, 3 quý đầu năm 2021 đã có hơn 42% doanh nghiệp bán lẻ bị tác động nghiêm trọng, 50% DN bị tác động vừa và chỉ có 8% DN bán lẻ là không bị tác động.

Các nhà bán lẻ chủ yếu chỉ kinh doanh online các mặt hàng thiết yếu rau củ quả là những mặt hàng bình ổn giá không có hoặc ít lợi nhuận nên hoạt động kinh doanh rất khó khăn để cân đối được chi phí vận hành hoạt động những siêu thị lớn bao gồm mặt bằng, nhân lực cộng với chi phí logistics ngày tăng cao. Những khó khăn này bắt buộc các nhà bán lẻ này phải quyết liệt thực hiện việc chuyển đổi số bằng việc làm đầu tiên là chuyển lên bán hàng đa kênh và phải giải quyết ngay các bài toán về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực vận hành.

Về phía người tiêu dùng, thu nhập sụt giảm ảnh hưởng đáng kể đến việc chi tiêu mua sắm và cơ cấu hàng hóa lựa chọn (tập trung vào thực phẩm và đồ thiết yếu phục vụ sinh hoạt). 

Ông Trần Ba Duy - Giám đốc chuỗi thời trang Nam BiLuxury chia sẻ 2 thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong bối cảnh giãn cách. Thứ nhất là áp lực về đảm bảo và gia tăng doanh số trong giai đoạn này mà vẫn giữ an toàn cho người lao động. Giải pháp được đưa ra là tăng cường hoạt động kinh doanh online. Thách thức thứ 2 là làm sao quản trị được hành vi mua sắm của khách hàng thời trang là vẫn đáp ứng tốt được trải nghiệm mua sắm của khách hàng khi chuyển đổi từ không gian thực tế sang không gian mạng

Từ giải pháp tình thế đến những bước chuyển thời đại

Minh họa cho việc gỡ khó, có thể kể đến chuỗi bán lẻ GS25 với đã "thức thời" chuyển đổi mô hình kinh doanh từ những ngày đầu tháng 4 khi chớm dịch, và sau đó mở rộng thêm các mặt hàng thực phẩm tươi sống ngoài sản phẩm chính là các mặt hàng tiên lợi. Áp dụng tối đa các nền tảng tự động hóa để hỗ trợ giảm tải cho nhân sự trong tất cả các khâu vận hành từ hỗ trợ thanh toán không tiền qua tất cả các loại ví bằng máy scan QR, tích hợp các nhà cung cấp sản phẩm tươi sống mới vào hệ thống chỉ trong vòng vài ngày. Thu thập và phân tích đầy đủ dữ liệu người tiêu dung theo thời gian thực để tối ưu hóa hệ thống kho bãi. Đồng thời áp dụng chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch để đảm bảo an toàn và lao động liên tục cho nhân viên. Nhờ đó mà chuỗi GS25 đã vượt kỳ vọng tăng doanh số ngay cả trong giữa tâm dịch covid.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Thành Công - Giám đốc giải pháp Ubot, Tập đoàn FPT - cũng chia sẻ giải pháp thực tế và hữu hiệu nhất cho việc làm sao go-online nhanh nhất có thể. Trong 3 giải pháp đưa ra, bước đầu tiên là phải tối ưu hóa nguồn cung dựa trên dự báo chính xác về các mặt hàng thiết yếu trong thời kỳ giãn cách. Thứ 2 là đa dạng các kênh phân phối qua tất cả nền tảng sẵn có như facebook, livestream, youtube... Cuối cùng là dựa trên các dữ liệu lớn khách hàng về đơn hàng đề xuất thiết kế các gói hàng combo thích hợp để tối ưu hóa nhân sự cho các khâu đặt hàng và giao nhận.

Ông Công đưa ra ví dụ, gần 100 Doanh nghiệp SMEs đã thành công đưa Ubot Invoice vào sử dụng trong thời gian qua. Đây là biện pháp nhanh chóng và dễ thực hiện khi mọi giấy tờ, chứng từ sẽ được tự động hoá, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian xử lý hoá đơn cũng như giảm thiểu gánh nặng cho nhân sự. Cuối cùng là dựa trên các dữ liệu lớn khách hàng về đơn hàng đề xuất thiết kế các gói hàng combo thích hợp để tối ưu hóa nhân sự cho các khâu đặt hàng và giao nhận. Đây là biện pháp nhanh chóng và dễ thực hiện khi mọi giấy tờ, chứng từ sẽ được tự động hoá, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian xử lý hoá đơn cũng như giảm thiệu gánh nặng cho nhân sự. Điều này có thể hỗ trợ giảm áp lực về số lương nhân viên các phòng ban vận hành như kế toán tài chính.

Giải pháp dài hạn kế tiếp có thể áp dụng rất hiệu quả đó là sử dụng robot để tự động hóa các quy trình hoạt động hay lập lại (RPA) giúp tối ưu hoá vận hành doanh nghiệp bán lẻ một cách tổng thể, xây dựng end-to-end process, tự động hoá từ quản lý nguồn cung, chuỗi cung ứng, giao vận, quản lý nguồn cầu cho đến tự động hoá các nghiệp vụ vận hành nội bộ. Đây là các giải pháp đang được áp dụng thành công ở các thị trường tiên tiến như Amazon Go hay Walmart ở Mỹ mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng.

Bổ sung thêm về vai trò của công nghệ, TS. Trần Viết Huân - CTP Sơn Kim retails - cũng nhấn mạnh: trụ cột chính cho việc thành công chuyển đổi số bước đầu trong vân hành của chuỗi bán lẻ Sơn Kim retails. Đó là tạo ra không gian làm việc số trong đó lấy nhân viên làm trọng tâm và là sứ giả của thương hiệu. Kế tiếp mới là bước chuyển các thương hiệu cụ thể từ offline lên online và phân tích dữ liệu khách hàng để mở rộng và phát triển kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm