Tiếp cận “bàn đạp” lớn của thị trường mua sắm công nghiệp

Tiếp cận “bàn đạp” lớn của thị trường mua sắm công nghiệp
Tạp chí Nhịp sống số - Nắm bắt được những yếu tố chủ đạo để thu hút người mua trong ngành công nghiệp tại 3 thị trường chính là Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ sẽ giúp các nhà sản xuất Việt Nam có “bàn đạp” tốt để vươn ra thị trường quốc tế.

Thông tin trên được đưa ra từ Khảo sát về Động lực Mua hàng trong ngành Công nghiệp (Industrial Buying Dynamics) năm 2017 của

thương mại điện tử, in 3D, UPS, Xu thế thị trường, mua sắm công nghiệp,

Khảo sát về Động lực Mua hàng trong ngành Công nghiệp (Industrial Buying Dynamics) cho rằng, các nhà sản xuất Việt Nam chú trọng vào 5 yếu tố chủ đạo bao gồm: thương mại điện tử, tính năng tương tác cá nhân, dịch vụ hậu mãi, uy tín và chất lượng, cũng như công nghệ in 3D.

Khảo sát cho thấy Trung Quốc đang bỏ xa Mỹ và Châu Âu trong việc ứng dụng các kênh trực tuyến và di động nhằm thực hiện hành vi mua sắm. Những dự đoán về khả năng tăng trưởng nhanh chóng của xu hướng mua sắm qua sàn giao dịch điện tử và ứng dụng di động là hoàn toàn chính xác. Mặc dù vậy, tương tác cá nhân trực tiếp khi mua hàng vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi cũng là một yếu tố thiết yếu cần được đáp ứng cho người mua tại mọi thị trường, trong đó chính sách đổi trả hàng là dịch vụ được đánh giá cao nhất bởi người mua tại Mỹ và Châu Âu.

Ông Daryl Tay, Giám đốc Điều hành UPS Việt Nam nhận định: “Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc hiện vẫn là những thị trường xuất khẩu chính của các nhà sản xuất Việt Nam. Các hiệp ước thương mại tự do thế hệ mới (FTA), như Hiệp ước Thương mại Tự do Việt Nam – EU và Khu vực Tự do Thương mại ASEAN, hứa hẹn sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư, cũng như cải cách hành chính tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi dự đoán các nhà sản xuất Việt Nam sẽ đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu của họ”.

Cũng theo đại diện UPS, các nhà sản xuất tại Việt Nam có thể tập trung vào các yếu tố mà Khảo sát đã đúc kết lại, để có thể thúc đẩy kinh doanh tại thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu của khách hàng tại Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu.

Theo khảo sát này, các nhà sản xuất tại Việt Nam có thể tập trung vào 5 yếu tố chính: (1) Quan tâm đến hoạt động mua sắm trực tuyến; (2) Tương tác cá nhân trực tiếp vẫn giữ vai trò quan trọng; (3) Đầu tư cho Dịch vụ hậu mãi; (4) Chất lượng sản phẩm; (5) Tăng cường sự hỗ trợ từ các dịch vụ giá trị gia tăng.

UPS (trụ sở chính tại Atlanta) là một công ty toàn cầu chuyên về lĩnh vực logistics và triển khai các công nghệ tiên tiến để quản lý hiệu quả hơn kinh doanh quốc tế. Đặt trụ sở chính tại Atlanta, UPS phục vụ hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nghiên cứu về Động lực Mua hàng trong ngành Công nghiệp của UPS được thực hiện vào tháng 12 năm 2016, với sự tham gia của hơn 2.500 người mua trong ngành công nghiệp tại Trung Quốc, Châu Âu (Anh, Pháp, Ý và Đức) và Mỹ, bao gồm nhiều lãnh đạo cấp cao cùng hàng loạt nhân vật có tầm ảnh hưởng trên Thế giới. Nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp cho các nhà sản xuất một cái nhìn sâu rộng về vị trí của họ trên thị trường, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố tiềm năng giúp cải tiến và phát triển kinh doanh. Đây là nghiên cứu thứ ba được khởi xướng bởi UPS về người mua trong ngành công nghiệp kể từ năm 2013.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Sacombank vinh dự nhận giải thưởng danh giá này vì những sáng kiến, sản phẩm mang tính đột phá công nghệ, đem lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.