VNPT trước thềm Cách mạng công nghiệp 4.0

VNPT trước thềm Cách mạng công nghiệp 4.0
Tạp chí Nhịp sống số - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng hiện hữu rõ nét, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Là một trong những doanh nghiệp VT-CNTT chủ lực của đất nước, VNPT đã và đang khẳng định vị thế của mình cũng như chuẩn bị các nguồn lực để

Xây dựng hạ tầng viễn thông - CNTT vững chắc cho CMCN 4.0

VNPT, hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng

VNPT đang có hơn 60.000 trạm thu phát sóng di động và con số này đang tiếp tục gia tăng. Mạng băng rộng cố định của VNPT hiện đã được kéo tới 97% số xã trên cả nước.

Sẵn sàng lên chuyến tàu CMCN 4.0

Bên cạnh đó, giống như tất cả các doanh nghiệp khác, VNPT cũng phải đối mặt với thách thức chuyển đổi số mà CMCN 4.0 đặt ra. Với đặc thù về lĩnh vực hoạt động, VNPT có những lợi thế nhất định trong quá trình chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để giải quyết những thách thức, đón đầu những thời cơ mà CMCN 4.0 đem lại.

VNPT là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Chính vì vậy mà VNPT đã được tiếp cận với những nội dung của CMCN 4.0 từ rất sớm (ngay từ phiên bản đầu tiên vào tháng 1/2016) và tiếp tục được theo dõi quá trình hình thành và phát triển của CMCN 4.0 qua các hội nghị, diễn đàn của WEF sau đó.

Việc được tiếp cận sớm với CMCN 4.0 đã giúp VNPT sớm bắt tay vào xây dựng chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực - hai yếu tố bắt quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số.

Ngay sau khi có thông tin về CMCN 4.0, VNPT đã chủ động nắm bắt và tổ chức tìm hiểu về nội dung này, đồng thời xây dựng kế hoạch và các chương trình cụ thể cần phải làm. Tới thời điểm hiện tại, VNPT đã xây dựng chiến lược phát triển của tập đoàn giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030 (Chiến lược VNPT3.0). Trong đó đưa ra những mục tiêu và hành động cụ thể cần phải làm để tiếp cận, dành lợi thế trong CMCN 4.0

Trong chiến lược phát triển này, VNPT sẽ chuyển đổi mạnh mẽ từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT truyền thống sang trở thành một nhà cung cấp dịch vụ số. Khái niệm dịch vụ số này khác xa với khái niệm dịch vụ nội dung số trước đây. Đó là tất cả những dịch vụ tận dụng nền tảng công nghệ để giúp các doanh nghiệp thực hiện  việc chuyển đổi số. Hiện VNPT đã có các giải pháp trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp… và tới đây sẽ tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nữa. Mục tiêu của VNPT là tới năm 2025 các dịch vụ này sẽ chiếm từ 40% - 50% tổng doanh thu của Tập đoàn.

VNPT, nội dung số

VNPT hiện đã xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn CMCN 4.0 và đang mở rộng hợp tác với nhiều trường ĐH trên cả nước để phát triển nguồn nhân lực

Để hiện thực hóa được chiến lược đó cần phải có một nguồn nhân lực có những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Qua lịch sử hơn 70 năm hình thành và phát triển, VNPT đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có nền tảng tốt về viễn thông - CNTT truyền thống. Tuy nhiên khi chuyển sang kinh doanh các dịch vụ số, yêu cầu tiếp cận với tầm khu vực và thế giới thì vẫn còn khoảng cách rất lớn và thay đổi là điều vô cùng cần thiết.

Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong bối cảnh mới, VNPT đã bắt tay vào xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực riêng với các kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu từ nay tới năm 2020 sẽ bổ sung khoảng 5.000 nhân lực mới để tiếp cận các dịch vụ số.

Để thực hiện mục tiêu này trong thời gian qua VNPT đã thực hiện hàng loạt chương trình hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với các trường đại học trên cả nước, không chỉ riêng trong lĩnh vực Viễn thông - CNTT mà trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, nông nghiệp… để phục vụ việc mở rộng giải pháp cho các lĩnh vực này.

Với thế mạnh về hạ tầng kết nối, đã xây dựng chiến lược chuyển đổi và đang nhanh chóng hình thành, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hiện VNPT đã sẵn sàng để lên chuyến tàu CMCN 4.0.

Có thể bạn quan tâm