Đưa bệnh viện "lên mây" để nâng cao năng lực cho ngành Y tế

Đưa bệnh viện
Tạp chí Nhịp sống số - Tại lễ Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2015 vừa diễn ra hôm 18/11, Hệ thống Bệnh viện điện tử đã được đánh giá cao về mức độ ứng dụng, triển khai trong thực tiễn, góp phần giải quyết các bất cập hiện nay của ngành Y tế.

Bên lề sự kiện, Nhịp Sống Số đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Quốc Việt - Phó trưởng Ban tổ chức giải thưởng Nhân tài Đất Việt, Giám đốc công ty Phát triển Dịch vụ Truyền thông, Tập đoàn VNPT - về sản phẩm "

VNPT, y tế điện tử, y tế thông minh, Nhân tài Đất Việt, Bệnh viện điện tử, VNPT Tiền Giang,

Thưa ông, được biết VNPT đoạt giải Ba giải thưởng Nhân tài Đất Việt với sản phẩm: Hệ thống bệnh viện điện tử, vậy ông có thể cho biết xuất phát từ ý tưởng gì mà VNPT đã triển khai sản phẩm này?

Hệ thống Bệnh viện điện tử là thành quả nghiên cứu của nhóm 4 thành viên thuộc Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT), VNPT Tiền Giang đã và đang được triển khai rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Xuất phát từ thực trạng việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành y tế hầu hết mang tính tự phát, không hệ thống, đồng bộ. Số lượng bệnh viện ứng dụng CNTT thành công trong công tác quản lý khám chữa bệnh vẫn rất khiêm tốn chủ yếu là bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và chi phí rất cao. Chính vì vậy cơ sở dữ liệu giữa các trung tâm y tế còn rời rạc, không kế thừa, không quản lý, theo dõi trực tuyến lẫn nhau được, gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi khám bệnh…

Trước những khó khăn, bất cập đó, sau 7 tháng nghiên cứu, nhóm thành viên của Trung tâm CNTT của VNPT Tiền Giang đã sáng tạo ra “Hệ thống Bệnh viện điện tử”.

Xin ông có thể nói rõ hơn điểm mạnh của sản phẩm là gì?

Điểm mạnh của sản phẩm là sử dụng rất thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Cụ thể Hệ thống Bệnh viện điện tử là giải pháp hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, do đó không phải cài đặt, chỉ cần tập huấn cho người dùng và đưa vào sử dụng.

Khi có thay đổi, bổ sung các chức năng thực hiện  nhanh chóng, đồng loạt, không cần phải cài đặt lại từng máy. Các đơn vị triển khai không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, máy chủ mà sử dụng lại mạng máy tính hiện có, nếu cần thiết thì trang bị thêm máy in, nâng cấp máy tính cấu hình thấp, do đó triển khai nhanh chóng, chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí sử dụng hàng tháng không đáng kể. Hệ thống cũng giúp quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, xuyên suốt toàn hệ thống: Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm y tế và Phòng khám đa khoa, kế thừa dữ liệu bệnh án của bệnh nhân, giúp cho quá trình khám, điều trị bệnh hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Một điểm mạnh nữa là Hệ thống Bệnh viện điện tử còn được tích hợp một số chức năng tiện ích: Đăng ký khám bệnh từ xa qua điện thoại, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của bệnh nhân đến khám; hệ thống gọi và hiển thị số thứ tự và tên của bệnh nhân tại mỗi phòng khám (Cơ sở y tế không phải đầu tư hệ thống riêng lẻ như những phần mềm khác); Lãnh đạo cơ sở y tế có thể nắm bắt tình hình khám chữa bệnh của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc mọi lúc, mọi nơi;

Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) thẩm định, quản lý hồ sơ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế (BHYT) tập trung…

Ông có thể cho biết mức độ ứng dụng trên thực tế của sản phẩm hiện nay như thế nào?

Hệ thống Bệnh viện điện tử được Ban giám khảo Nhân tài Đất Việt 2015 đánh giá cao về mức độ ứng dụng, triển khai trong thực tiễn, đi đúng hướng, phù hợp với chủ trương, quyết tâm ứng dụng mạnh CNTT của các đơn vị trong ngành Y tế hiện nay.

Theo tiến sĩ Lê Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện điện tử là mô hình duy nhất đến nay tại Việt Nam được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, dễ triển khai, giúp giải quyết tốt hạn chế về nhân lực, tài chính của các đơn vị y tế hiện nay. Đây là thế mạnh mà không phải nhà cung cấp giải pháp nào cũng có được.

Với những tiện ích mang lại, Hệ thống Bệnh viện điện tử đã được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014. Từ đầu 2015 đến nay, hệ thống này đã được nhiều đơn vị y tế tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Hưng Yên, Tây Ninh và Bình Phước triển khai ứng dụng rộng rãi. Hiện hệ thống bệnh viện điện tử đã được áp dụng tại 166/166 trạm y tế xã trên toàn quốc có chức năng khám chữa bệnh BHYT (đạt tỷ lệ 100%).

Xin ông cho biết hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai?

Trong thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, tích hợp nhiều tính năng khác như: Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS); Hệ thống quản lý kết quả xét nghiệm (LIS); Hệ thống các tiện ích hỗ trợ công tác quản lý y tế dự phòng . . . sẽ giúp công tác quản lý, khám và điều trị bệnh của ngành y tế ngày càng thuận lợi, phục vụ tốt cho cộng đồng và toàn xã hội;

Xa hơn, chúng tôi còn hướng đến việc phát triển thành Mạng y tế Việt Nam (VNHIS) - sản phẩm phù hợp với định hướng thuê dịch vụ cCNTT của Chính phủ, nên dễ dàng thương mại hóa và có giá trị kinh tế cao.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Có thể bạn quan tâm

Ngày 13/4, tại Nhà hát Quân Đội (Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2024 với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp có tiếng trong nước. Phần mềm Kho lưu trữ tài liệu điện tử EcoECM đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm của các tập đoàn lớn để giành được Giải thưởng Sao Khuê 2024 thuộc lĩnh vực Văn phòng số