Sinh viên miền nào chế tạo tàu ngầm "đỉnh" nhất?

Tạp chí Nhịp sống số - Cuộc thi Thiết kế và Chế tạo tàu ngầm có điều khiển (FPT-ROV 2023) do Trường Cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức vừa khép lại với vòng chung kết tại Đà Nẵng.

Vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi Thiết kế và Chế tạo tàu ngầm có điều khiển (FPT-ROV 2023) vừa diễn ra hôm nay (9/6) tại Đà Nẵng. Đây là hoạt động do FPT Polytechnic tổ chức, và là cuộc thi thiết kế tàu ngầm đầu tiên dành cho sinh viên với quy mô toàn quốc. 

Theo đại diện Ban tổ chức, dù là một cuộc thi mới lạ với sinh viên, nhưng FPT-ROV 2023 đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ quan tâm, đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Nguyên…

Sinh viên miền nào chế tạo tàu ngầm "đỉnh" nhất?
Ngay từ những lượt thi đấu đầu tiên, Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý tưởng thiết kế tàu ngầm vô cùng sáng tạo, có tính khả thi [Ảnh: FPT Polytechnic]

Ngoài FPT Polytechnic, nhiều đội chơi đến từ các cơ sở đào tạo khác cũng góp mặt tại cuộc thi như Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Nghề Đà Nẵng… Không chỉ vậy, cuộc thi còn nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa, công nghệ, chế tạo máy.

Ban giám khảo cuộc thi bao gồm các chuyên gia đầu ngành, giảng viên bộ môn với nhiều kinh nghiệm, đánh giá các đội theo tiêu chí sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tư duy logic để giải quyết vấn đề, mức độ, tốc độ hoàn thiện các tác vụ yêu cầu. Để chiến thắng cuộc thi, ngoài các khía cạnh kỹ thuật, các đội phải tính toán chiến lược phù hợp để tận dụng tốt nhất khả năng của tàu ngầm khi thi đấu.

Thầy Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic - cho biết: “Nhà trường mong muốn cuộc thi này sẽ khơi dậy niềm đam mê chế tạo của các bạn sinh viên cũng như những sản phẩm chế tạo có cơ hội ứng dụng vào thực tế. Ngay tại vòng chung kết này, BTC cũng nhận được thông tin đã có doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng với một trong số những đội thi để làm các thiết bị thăm dò và bảo dưỡng tàu”.

Từ 46 đội thi, 4 vòng loại cơ sở tổ chức tại 4 vùng miền đất nước (Bắc - Trung - Tây - Nam), BTC đã chọn ra 12 đội thi xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết tại Đà Nẵng. Tại vòng cuối cùng này, các đội được bắt cặp thành 6 trận thi đấu đối kháng. Nhiệm vụ của các đội là điều khiển mô hình tàu ngầm của mình thực hiện các thử thách di chuyển, gắp - thả - đẩy đồ vật dưới nước.

Sau lượt trận tranh tài đối kháng, đội FPT Poly Hà Nội và Kilogram đã tiến đến trận đấu cuối cùng tranh ngôi quán quân. Với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, tàu ngầm của đội FPT Poly Hà Nội đã nhanh chóng hoàn thành phần thi trước đối thủ.

ngay từ những lượt thi đấu đầu tiên, Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý tưởng thiết kế tàu ngầm vô cùng sáng tạo, có tính khả thi
Các nhà Quán quân và màn ăn mừng tại sân khấu vòng thi chung kết

Chung cuộc, FPT Poly Hà Nội (đến từ FPT Polytechnic Hà Nội) đã giành giải nhất của cuộc thi với tổng giá trị giải thưởng là 30 triệu đồng. Đội Kilograms đến từ FPT Polytechnic HCM và đội Young Bees đến từ FPT Polytechnic Cần Thơ lần lượt giành giải Nhì trị giá 20 triệu đồng và giải Ba trị giá 10 triệu đồng.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, ngay từ những lượt thi đấu đầu tiên, Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý tưởng thiết kế tàu ngầm vô cùng sáng tạo, có tính khả thi. Đây là một lĩnh vực khó, ít thông tin, do vậy Ban tổ chức đã có 10 buổi hướng dẫn, mời nhiều chuyên gia, kỹ thuật viên trong lĩnh vực đóng tàu, vận hành, thiết kế cố vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho các thí sinh.

“Để chiến thắng cuộc thi, cần có khá nhiều kiến thức, kỹ năng, trong đó, sự khéo léo và khả năng tập trung cao độ là yếu tố hàng đầu. Trong quá trình tham gia thi đấu, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Nhà trường, giảng viên cùng các chuyên gia cố vấn của cuộc thi. Về kinh phí thiết kế, lắp đặt chiếc tàu ngầm, chúng em đã chi khoảng 12 triệu đồng, ngoài ra còn nhận được thêm kinh phí hỗ trợ từ phía Nhà trường…

Thí sinh Lê Đăng Lĩnh - Đại diện đội Quán quân

Có thể bạn quan tâm

Cổng tri thức khoa học công nghệ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT vừa khai trương là một trong những công cụ số hỗ trợ giảng viên, sinh viên PTIT trong học tập và nghiên cứu khoa học.