Biến rác thải nhựa thành nhựa đường nhờ công nghệ mới

Biến rác thải nhựa thành nhựa đường nhờ công nghệ mới
Tạp chí Nhịp sống số - 90% sản phẩm nhựa mà chúng ta sử dụng kết thúc tại các bãi rác hoặc trong các đại dương.

Một công ty Scotland đã phát minh ra cách sử dụng công nghệ tái chế loại nhựa khó sử dụng này cho mục đích khác đòi hỏi độ bền cao đó là lát đường.

Con đường tại khu phố Anh thời thế kỷ 17 của ông Christopher Boyle ở Scotland trông giống như được trải một lớp nhựa thông thường, nhưng thực tế không phải vậy. Nó được "lát" bằng rác thải nhựa.

"Nó có tất cả các lợi ích về sinh thái, môi trường, nhưng bạn sẽ không thấy bất kỳ sự khác biệt nào từ con đường trải nhựa đó bởi nó được làm từ sản phẩm nhựa không còn được sử dụng nữa", ông Boyle nói.

Hơn 750.000 túi nhựa và chai lọ cùng với các loại nhựa khó tái chế khác là nguyên liệu tạo nên chất nhựa đường. Các mảnh nhựa được trộn tại một nhà máy ở Scotland theo một công thức được giữ bí mật của nhà sản xuất, sau đó được đóng gói và vận chuyển đến các nhà sản xuất nhựa đường.

"Đó là thứ mà không ai khác có thể sử dụng, chỉ có thể vứt đi hoặc chờ thiêu hủy. Chúng tôi có thể lấy tất cả phế thải nhựa đó và tái chế thành nhựa đường", ông Toby McCartney, nhà sáng lập của công ty MacRebur, nói.

Sự pha trộn đó thay thế chất “bitum” màu đen sánh như dầu thường được sử dụng để gắn kết các con đường lại với nhau. "Đối với mỗi tấn bitum mà chúng tôi thay thế, chúng tôi tiết kiệm được một tấn khí thải carbon. Chúng ta đã giải quyết vấn đề môi trường và đó là hướng đi tiếp tục trong tương lai”, ông McCartney nói tiếp.

MacRebur, có trụ sở tại Lockerbie, Scotland, hiện đang mở những con đường nhựa trên khắp thế giới - từ đường cao tốc ở Anh đến đường phố ở San Diego (Mỹ), nơi công ty cũng sắp mở một nhà máy mới.

Có thể bạn quan tâm