Khi "hậu duệ Mặt trời" thất thế

Khi
Tạp chí Nhịp sống số - Xin mượn tên bộ phim ăn khách từ... Hàn Quốc để nói về câu chuyện thương trường với quy luật thịnh - suy, khi các nhà sản xuất thiết bị điện tử từ đất nước Mặt trời mọc đang dần lạc hậu và suy yếu trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Những tên tuổi "vang bóng một thời"

Suốt một thời gian khá dài, những thương hiệu Nhật Bản như Panasonic Toshiba và

Đi tìm lời giải

Theo nhà phân tích Eiichi Katayama của công ty chứng khoán Nomura, Hàn Quốc thành công là nhờ mua trang thiết bị và vật tư từ chính các công ty Nhật Bản, sau đó lại bán sản phẩm của mình tại những quốc gia mà Nhật đang làm ăn.

Từ rất lâu, Hàn Quốc đã tỉnh táo nhận ra sự thay đổi của thị trường. Ông Katayama viết trong một bản báo cáo gửi tới các nhà đầu tư năm 2009: “Chúng tôi cho rằng sự thay đổi trong chiến lược của các công ty Hàn Quốc cũng như khả năng đưa ra các quyết định quản lý một cách nhanh chóng chính là bí quyết thành công. Ví dụ như, tất cả người tiêu dùng đều đổ tiền vào các sản phẩm TV màn hình phẳng. Tuy nhiên, trong khi Samsung thì tạo ra được lợi nhuận thực lớn hơn 10% còn Panasonic và Sony, hai ông lớn điện tử của Nhật Bản lại chật vật với khoản lỗ lên tới 2 con số”.

Từ lúc đó, Samsung và LG đã nhận ra TV giá rẻ kiếm về nhiều lợi nhuận hơn so với những sản phẩm đắt đỏ và tính năng tiên tiến, từ đó nhanh chóng điều chỉnh dây chuyền sản xuất. Đó là lý do vì sao hai công ty này giành được thị phần lớn còn Sony và Sharp lại phải đối mặt với nguy cơ lỗ nặng.

Sự trỗi dậy của Hàn Quốc không thể không kể đến công lao của những chiến dịch quảng cáo toàn diện. Chính phủ Hàn Quốc cũng như các công ty trong nước thực sự đã rất thông minh khi gửi gắm thông điệp quảng cáo qua mọi thứ, và đặc biệt là qua những bộ phim và video ca nhạc. Khi cơn sóng mang tên Hàn Quốc ập đến, mọi thứ thuộc về Hàn Quốc đều được coi là xu hướng. Từ quần áo, xu hướng tóc, trang điểm tới những món ăn, văn hóa, tới cả thiết bị điện tử họ cầm trên tay, họ sử dụng trong gia đình, tất cả đều được tô vẽ và tạo ra cảm giác thời thượng, hấp dẫn, chất lượng cao. Nếu nói về tiếp thị, quảng cáo, khó có hãng nào “chịu chơi” bằng Samsung. Biển quảng cáo các sản phẩm của hãng ở khắp mọi nơi, phim quảng cáo của hãng phủ ngập TV nhà bạn. Và Samsung đã chứng minh cho cả thế giới thấy, tiền đổ vào quảng cáo không hề vô nghĩa. Họ đã điều chỉnh được quan niệm của người tiêu dùng. Giờ Nhật không phải là nhất nữa, đồ Hàn cũng tốt ngang ngửa đồ Nhật mà giá lại còn rẻ hơn.

Không quảng cáo mạnh tay như Samsung hay LG, TCL của Trung Quốc “đánh” thẳng vào túi tiền của khách hàng. Công ty này len lỏi vào nhưng vùng nông thôn, tới những người muốn có một sản phẩm hiện đại, chất lượng chấp nhận được nhưng giá phải rẻ. Và kế hoạch này của TCL cũng mang lại hiệu quả tốt. Thị phần của TCL trên thị trường TV tăng từ 2.3% năm 2008 lên 6,5% năm 2013.

Giờ đây, các nhà sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản chỉ biết rút về thị trường trong nước. Sau cuộc rút lui này, có lẽ Nhật Bản sẽ chẳng bao giờ trở lại được như trước. Thế nhưng có vẻ chính phủ Nhật không chấp nhận quan điểm này mà vẫn tiếp tục vung tiền nuôi những công ty đang “hấp hối”. Chính điều này đã tạo nên các “zombie” cho nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của các công ty mới.

Bài học rút ra từ cuộc “chuyển giao” tàn khốc này đó là: với một chiến lược dựa trên công nghệ tiên tiến nhất, giá cả cạnh tranh và chiến dịch quảng cáo hiệu quả, các công ty có thể chiếm được bất cứ thị trường nào mình muốn.

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.