10 xu hướng ngành Công nghiệp thanh toán

10 xu hướng ngành Công nghiệp thanh toán
Tạp chí Nhịp sống số - M-payment tăng trưởng mạnh, Thanh toán không tiếp xúc phát triển, Trí tuệ nhân tạo (AI) thể hiện vai trò rõ nét... Đó là một vài nét chính trong Top 10 xu hướng công nghệ thanh toán, theo Thế Giới Thẻ. Nhịp Sống Số xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này.

1. Thế hệ Z (Generation Z) gia tăng ảnh hưởng

“Thế hệ Z” (Gen Z) - những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2010 - là nhóm đối tượng tiêu dùng không thể sống thiếu công nghệ, đặc biệt là các thiết bị di động. Trong 4 năm tới, Gen Z sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng, và nhu cầu của nhóm đối tượng này  về những trải nghiệm ngân hàng nhanh chóng, liền mạch và an toàn sẽ cao hơn bao giờ hết.

Do thường xuyên kết nối với những thiết bị IoT, nhu cầu của Gen Z đối với các giao dịch thanh toán sẽ là: thanh toán trực tuyến ngang hàng (P2P) tức thời, bảo mật tuyệt đối và các trải nghiệm dữ liệu được cá nhân hóa. Hơn 12% trong tổng số Gen Z hiện trong độ tuổi dưới 18 và đã sẵn sàng tiết kiệm cho thời gian hưu trí sau này. Xu hướng vừa đề cập sẽ mở ra một chân trời mới cho các sản phẩm và cách thức mới để phục vụ nhóm đối tượng đầy tiềm năng này.

2. M-payment tăng trưởng mạnh nhờ API và Open Banking

Mặc dù m-payment vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với kỳ vọng nhưng thực trạng này sẽ thay đổi bởi trải nghiệm di động ngày càng được ứng dụng rộng rãi và ngày càng an toàn hơn. Một con đường mới thực sự đã mở ra thông qua cuộc cách mạng ngân hàng mở (Open Banking). Do ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính (fintech) hợp tác xây dựng những ứng dụng và dịch vụ di động tích hợp, nên xu hướng này sẽ kích thích nhu cầu sử dụng m-payment và một cuộc chuyển đổi mang tính cách mạng hướng tới trải nghiệm số hóa.

 thanh toán, thanh toán điện tử, thẻ thanh toán, M-payment,

3. Thanh toán không tiếp xúc (TTKTX) rộng đường phát triển

Năm 2015, Mỹ bắt đầu phát hành thẻ chip EMV để thay thế cho loại thẻ mang dải từ. Những kết quả mà loại thẻ mới đem lại trong cuộc chiến chống gian lận là không thể phủ nhận song điểm yếu của nó lại là tốc độ xử lý giao dịch chậm hơn thẻ truyền thống.

Để khắc phục nhược điểm đó, giới chuyên môn đã đưa ra giải pháp TTKTX. Hiện nay, Australia, Anh, Brazil và Canada đã triển khai dịch vụ TTKTX, và tốc độ phát triển thị trường của hình thức thanh toán này ngày càng nhanh chóng.

Khác với những trường hợp ở trên, thị trường Mỹ đang diễn biến theo chiều hướng trái ngược: nhiều đơn vị kinh doanh đã trang bị hệ thống POS chấp nhận TTKTX, song họ vẫn chưa triển khai công nghệ này.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu lớn về tiết kiệm thời gian thanh toán, các nhà phát hành sẽ lập tức bắt tay phát hành thẻ TTKTX. Vì vậy, trách nhiệm hiện nay của các ngân hàng là phải tính toán về chiến lược chuyển những tấm thẻ TTKTX tới tay người tiêu dùng.

4. Trí thông minh nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ

Theo cuộc điều tra dư luận được Adobe và Econsultancy hợp tác thực hiện vào năm ngoái, 61% công ty dịch vụ tài chính và bảo hiểm tham gia khảo sát đã và đang ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động phân tích dữ liệu và cải thiện trải nghiệm người tiêu dùng. Dự báo, trào lưu chấp nhận công nghệ này sẽ còn diễn ra mạnh mẽ trong năm 2019.

5. Thanh toán đóng vai trò là một trải nghiệm

Thời gian trước đây, thanh toán chỉ được coi là nhân tố “phi trải nghiệm”. Tuy nhiên, hiện nay, những trải nghiệm thanh toán liền mạch không chỉ là câu cửa miệng mà còn là sự kỳ vọng của người tiêu dùng. Những dịch vụ thanh toán mới mẻ - thí dụ như Amazon đang cho xây dựng những cửa hàng không có nhân viên thu ngân hay việc các tài xế thanh toán tiền đổ xăng mà không cần phải bước ra khỏi xe - đã cho thấy trải nghiệm thanh toán dường như không còn nằm ở phạm trù khoa học viễn tưởng mà đang nhanh chóng trở thành sự thực.

6. Các phương thức thanh toán và cung cấp tài chính thay thế có nhiều không gian phát triển

Các phương thức thanh toán thay thế - P2P, TTKTX, thiết bị đeo (wearable) và thương mại kết nối (connected commerce) - đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết và sẽ làm thay đổi toàn diện bộ mặt của ngành công nghiệp thanh toán. Trên thực tế, nền tảng P2P của Zelle đã xử lý 320 triệu lượt giao dịch trong năm đầu tiên đi vào hoạt động và hiện thu hút được khoảng 100 triệu khách hàng.

7. Sự cộng sinh chặt chẽ giữa fintech và tổ chức tài chính

Mặc dù mọi người thường coi các fintech và tổ chức tài chính là đối thủ cạnh tranh của nhau, tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp này đã, đang và sẽ hợp tác với nhau hết sức chặt chẽ. Theo đó, các startup fintech mang tới sự linh hoạt, nhanh nhạy và bí quyết công nghệ, còn các tổ chức tài chính truyền thống chị trách nhiệm cung cấp các nguồn lực và kiến thức dày dặn về chế độ pháp lý đã được xây dựng và củng cố qua hàng thập kỷ. Kết quả của mối quan hệ đối tác này là trải nghiệm khách hành tốt hơn và một cảm giác yên tâm hơn về sự thống nhất trong nỗ lực hiện đại hóa hệ thống thanh toán.

8. Hiện đại hóa hạ tầng thanh toán

Những nỗ lực hiện đại hóa để có thể mang lại các lựa chọn thanh tóa nhanh hơn/ thời gian thực (RTP) sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2019. Đây là những khoản đầu tư lớn nên dĩ nhiên không phải tất cả mọi tổ chức thanh toán đều có thể theo đuổi được. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp nhỏ sẽ phải theo đuổi các dự án hợp tác đầu tư nhằm nâng cao khả năng quản lý tài khoản, xử lý, mua lại và trải nghiệm khách hàng; một số doanh nghiệp khác có thể sẽ phân tán nguồn lực ra bên ngoài theo cách chuyển một vài bộ phận chức năng cho bên thứ ba phụ  Những mô thức chuyển đổi hoạt động và cung cấp dịch vụ vừa đề cập có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các tổ chức thanh toán, đoàn hỏi những nỗ lực tái cơ cấu hoặc nâng cao nghiệp vụ để các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp bắt kịp những phương thức hoạt động mới.

9. Chú trọng dịch vụ hơn sản phẩm

Sự phổ biến ngày càng rộng rãi của các công nghệ như sổ cái phân tán (DLT) và tiền ảo, IoT tại POS, ví, tokenization… sẽ mở rộng thêm danh mục lựa chọn của người tiêu dùng và đơn vị bán hàng về cách thức thanh toán và nhận thanh toán. Hơn nữa, khi giá trị của các nhân tố khác biệt trong cạnh tranh truyền thống giảm đi (tốc độ xử lý giao dịch, sự tiện lợi và khả năng tiếp cận), các dòng doanh thu sản phẩm truyền thống sẽ có thể biến thành hàng hóa, từ đó dẫn tới việc hạ thấp các chi phí xử lý thanh toán.

Vì vậy, doanh thu tương lai sẽ cần phải đến từ những yếu tố khác: có thể là các dịch vụ hoặc là những trải nghiệm mang tính khác biệt. Để bắt kịp với sự thay đổi này, đội ngũ nhân viên có hiểu biết sâu sắc về số hóa của các tổ chức thanh toán cần phải bám sát mục tiêu chung: nâng cao khả năng mang tới trải nghiệm người dùng liền mạch và một giao diện vừa tiện lợi vừa dễ sử dụng.

10. Xây dựng tổ chức thế hệ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai

Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức thanh toán cần phải đánh giá lại cách thức và mục đích hoạt động của lực lượng lao động nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường số hóa. Việc gia tăng mức độ phức tạp trong tổ chức chỉ làm trầm trọng thêm những áp lực từ lực lượng lao động.  

Một số dự báo uy tín cho thấy 47% vị trí việc làm hiện nay sẽ bị mất đi vào năm 2028 do sự tiến bộ của công nghệ robot và khả năng kinh nghiệm; vào năm 2020, 40% lực lượng lao động Mỹ sẽ là lao động thời vụ. Ngoài ra, sự kết hợp của lực lượng lao động nhiều thế hệ, với sự khác biệt về quan niệm giá trị và nền tảng kiến thức, sẽ làm gia tăng sự phức tạp trong tổ chức./.

 

Có thể bạn quan tâm

Liên tục ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), MoMo đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho đất nước. Nhờ đó, Fintech này tiếp tục có mặt trong “Top 10 Sao Khuê” năm thứ hai liên tiếp.