Lời từ chối của 10 năm trước, và mối đe dọa mang tên "siêu đổi mới" hôm nay
Cách đây hơn 10 năm, ngày 6/6/2005 là ngày vinh quang của
Thật đáng tiếc, Intel đã từ chối cơ hội cung cấp bộ vi xử lý cho iPhone vì tin rằng Apple không thể bán được đủ số iPhone có thể bù chi phí phát triển loại chipset mới này. Bước đi sai lầm của 10 năm trước ấy chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định sa thải 12.000 nhân viên mới đây của Intel. Bởi từ đó đến nay, Intel vẫn không thể nào trở thành một "người chơi" chính trên thị trường điện thoại thông minh. Hầu hết iPhone, Ipad và các máy Android vẫn đang sử dụng bộ vi xử lý mang chuẩn cạnh tranh với Intel có tên ARM.
Trên thực tế Intel vẫn sinh lời đều đặn, trong đó như mới công bố, thì quý 1 2016 công ty đạt 2 tỷ đô lợi nhuận. Nhưng với tình trạng phát triển hiện tại, Phố Wall có nhiều lý do để lo ngại về tương lai của Intel.
Theo các nhà phân tích, Intel đã phạm sai lầm lớn khi bỏ qua cơ hội với iPhone. Và sai lầm này đã phải trả giá đúng như mô hình kinh điển có tên “Siêu đổi mới” phát biểu bởi Giáo sư Clay Christensen. Từ siêu đổi mới này đã trở thành từ thường dùng trong giới công nghệ. Nhưng Giáo sư Christensen đã định nghĩa thêm về “Siêu đổi mới” và nó như vừa vặn để nói về Intel. Đó là những công nghệ rẻ tiền, đơn giản, và lợi nhuận mỏng dần dần xói mòn thị trường và để lộ ra những công nghệ có uy tín hơn.
Và Intel chỉ là một nạn nhân gần đây nhất của vô số các công ty trước đó đã sụp đổ trước mối đe doạ kiểu siêu đổi mới này.
Không chỉ là sự khác biệt về chuẩn của bộ
Biểu đồ doanh thu của chip ARM
Và thậm chí, cấu trúc của chip ARM còn được thiết kế để tuỳ chỉnh. ARM đã thu phí bản quyền thiết kế của họ từ các nhà sản xuất chip là Qualcomm hay Samsung. Điều này cho phép các nhà sản xuất điện thoại thông minh có thể kết hợp nhiều chức năng khác nhau lên trên một bộ vi xử lý. Và chính việc đóng gói các chức năng lên trên 1 con chip sẽ làm giảm việc tiêu thụ điện năng.
Ngày nay, toàn bộ chip ARM được dùng cho các thiết bị di động. iPhone và iPad sử dụng A7,A8,A9 dựa trên nền tảng cấu trúc ARM, thiết kế bởi Apple và được sản xuất bởi Samsung hay TSMC. Còn hầu hết các điện thoại Android thì sử dụng chip của Samsung, Qualcomm và các hãng sản xuất chip ARM khác.
(Kỳ II: Intel đang bị bỏ lại phía sau như thế nào?)
Theo Vox.com