2020 là năm bùng nổ của ví điện tử Việt Nam

2020 là năm bùng nổ của ví điện tử Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Theo báo cáo mới công bố của Appota về ứng dụng di động tại Việt Nam, ví điện tử đã trở nên phổ biến sau dịch Covid-19.

Dịch bệnh và sự ủng hộ của Chính phủ với thanh toán không tiền mặt trong năm qua và thói quen người dùng thay đổi đã giúp các ví điện tử, giải pháp thanh toán trong nước có sự bứt phá.

Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.

So sánh lượt tải giữa ba thương hiệu ví điện tử, Momo giữ vị trí là ví điện tử được tải nhiều nhất trong đó đỉnh điểm là tháng 2 và tháng 3 khi lần lượt đạt 992,000 và 839,000 lượt tải.

ViettelPay và ZaloPay đang có sự cạnh tranh gay gắt khi ZaloPay bứt phá mạnh trong Quý 4 với mưc tăng trưởng mạnh về lượt tải. Tính đến tháng 02/2021, lượt tải trong tháng này của ZaloPay đã vượt qua ViettelPay.

Trong số 121 startup hoạt động trong lĩnh vực fintech, lĩnh vực thanh toán điện tử có số lượng startup lớn nhất, chiếm 31%, cao gấp 2 lần so với lĩnh vực P2P lending (cho vay ngang hàng) với 16%. Có thể thấy thanh toán đang là thị trường có quy mô lớn nhất lĩnh vực fintech, tuy nhiên ngược lại cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Đi kèm với thanh toán điện tử, công nghệ tài chính là ngành thương mại điện tử cũng có sự tăng trưởng lớn. Mức tăng trưởng của thương mại điện tử trong nước năm 2020 đạt 18% với quy mô 11,8 tỷ USD. Riêng thương mại điện tử trên di động được dự báo năm 2021 sẽ doanh thu 7 tỷ USD và vượt qua nền tảng máy tính trong vài năm tới.

Trong khảo sát của We Are Social, nhóm tuổi từ 25 đến 54 tuổi là nhóm tuổi đã thực hiện mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z (những người sinh từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010) chỉ chiếm 70,6%.

Lý do thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online, nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến nhóm khách hàng này mới là khách hàng đang thúc đẩy mua sắm trực tuyến.

Báo cáo dự đoán, năm 2021 khi tinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch, giá trị thanh toán điện tử sẽ gia tăng khoảng 30%, đạt trên 15 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.