1. Lưu trữ được xác định bằng phần mềm
Bị thu hút bởi sự quyến rũ của tự động hóa, linh hoạt, tăng dung lượng lưu trữ và nâng cao hiệu quả của nhân viên, ngày càng nhiều doanh nghiệp xem xét chuyển đổi sang lưu trữ được xác định bằng phần mềm (SDS).
Không giống như các hệ thống lưu trữ gắn mạng (NAS) hoặc mạng lưu trữ (SAN) thông thường, SDS được thiết kế để hoạt động trên bất kỳ hệ thống x86 tiêu chuẩn công nghiệp nào. Nó tách tài nguyên lưu trữ khỏi phần cứng cơ bản của chúng. Những người áp dụng SDS được hưởng lợi từ các tương tác thông minh giữa khối lượng công việc và lưu trữ, truy xuất dữ liệu nhanh và khả năng mở rộng theo thời gian thực.
2. NVMe và NVMe-oF
Các thiết bị lưu trữ flash ban đầu được kết nối thông qua SATA hoặc SAS (các giao diện kết nối cũ được phát triển trước đây cho các ổ đĩa cứng - HDD). NVMe (Bộ nhớ nhanh không biến động), chạy trên lớp Peripheral Component Interconnect express (PCIe), là một giao thức truyền thông mạnh mẽ hơn nhiều, được nhắm mục tiêu cụ thể vào các hệ thống lưu trữ flash tốc độ cao.
Hỗ trợ các lệnh có độ trễ thấp và hàng đợi song song, NVMe được thiết kế để khai thác hiệu suất của các ổ đĩa thể rắn (SSD) cao cấp.
Ngoài ra, sự xuất hiện của bộ nhớ nhanh không biến động trên Fabric - NVMe-oF, hiện cho phép các tổ chức tạo ra một mạng lưu trữ hiệu suất rất cao hơn với độ trễ thấp. Do đó, các thiết bị flash có thể được chia sẻ khi cần giữa các máy chủ.
Cùng với nhau, NVMe và NVMe-oF đại diện cho một bước tiến về mặt hiệu suất và độ trễ thấp so với công nghệ tiền nhiệm, như SATA và SAS.
3. Lưu trữ tính toán
Một cách tiếp cận mới cho phép một số xử lý được thực hiện ở lớp lưu trữ, thay vì trong bộ nhớ chính của CPU của máy chủ, lưu trữ tính toán đang thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều các lãnh đạo công nghệ thông tin.
Lưu trữ tính toán có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, từ việc sử dụng các thiết bị cạnh (còn gọi thiết bị biên) để lọc dữ liệu trước khi gửi lên đám mây (cloud) đến mảng lưu trữ cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu sang hệ thống chuyển đổi bộ dữ liệu lớn cho các ứng dụng dữ liệu lớn.
4. Bộ nhớ lớp lưu trữ
Việc áp dụng rộng rãi bộ nhớ lớp lưu trữ (SCM) đã được dự đoán trong vài năm trước đây và năm 2020 có thể là năm khởi đầu của nó. Mặc dù các mô-đun bộ nhớ Intel Z-SSD, Toshiba XL-Flash và Samsung Z-SSD đều đã có sẵn, cho đến nay ứng dụng chúng vẫn chưa phổ biến.
SCM nhanh hơn gấp 1.000 lần so với các lựa chọn thay thế flash dựa trên NAND - công nghệ lưu trữ không biến đổi, không cần nguồn điện để giữ lại dữ liệu. Độ trễ của nó là microsecond (một phần triệu giây) thay vì millisecond (một phần nghìn giây) như các công nghệ gần đây, có nghĩa là chúng ta gần như không nhận ra độ trễ của nó.
5. Quản lý lưu trữ dựa trên ý định
Dựa trên SDS và các công nghệ lưu trữ mới gần đây, quản lý lưu trữ dựa trên ý định dự kiến sẽ cải thiện việc lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các kiến trúc lưu trữ vào năm 2020 và những năm tiếp theo, đặc biệt đối với các tổ chức đối phó với các môi trường quan trọng.
Với quản lý lưu trữ dựa trên ý định, nhà phát triển chỉ định kết quả mong muốn (chẳng hạn như “Tôi cần lưu trữ nhanh”) nhưng với chi phí thấp và do đó có thể cung cấp các container (thùng chứa dữ liệu), microservice (dịch vụ siêu nhỏ) hoặc các ứng dụng thông thường nhanh hơn.
Các cách tiếp cận dựa trên ý định có thể mang lại những lợi ích như dễ dàng mở rộng, nhanh chóng trong vận hành và có tiềm năng áp dụng công nghệ mới.