5 nguy cơ bảo mật thanh toán di động (Kỳ I)

5 nguy cơ bảo mật thanh toán di động (Kỳ I)
Tạp chí Nhịp sống số - Sự linh hoạt và tiện lợi khiến cho Thanh toán di động (m-payment) ngày càng phổ biến trên thị trường mua sắm trực tuyến. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu hình thức này có an toàn cho ví tiền cả ảo lẫn thực của bạn?

Xung quanh vấn đề này, tác giả Nirav Shastri - một nhà chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cấp cao tại công ty chuyên về phát triển ứng dụng di động Space-O Canada – đã có

bảo mật, thanh toán di động, xác thực sinh trắc học, M-payment, bảo mật thanh toán di động,

Nguy cơ 1: Sử dụng nhiều tùy chọn phần mềm

Tương tự máy tính xách tay và máy tính để bàn, ĐTDĐ cũng đang hoạt động trên các hệ thống phần cứng và phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số người dùng đang sử dụng các phiên bản hệ điều hành iOS và Android cũ. Việc này có thể dẫn đến những nguy cơ bảo mật khác nhau, khi mà các thiết bị không được hỗ trợ tốt bởi những công nghệ bảo mật di động mới nhất thường là mục tiêu hấp dẫn của tin tặc và những kẻ lừa đảo.

Trong trường hợp các ứng dụng di động được bảo mật nhưng thiết bị có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn, chúng vẫn cung cấp cho bạn mức độ bảo mật di động cơ bản. Các thiết bị di động cũng cần được bảo mật đầy đủ với những đặc tính nâng cao để bảo vệ bạn khỏi mọi hình thức lừa đảo. Một số thí dụ về thiết bị di động bảo mật bao gồm mã xác minh đối với ĐTDĐ hoặc email, cảm biến quét khuôn mặt, cảm biến vân tay, định vị, nhận dạng giọng nói, v.v. Do đó, khách hàng nên chọn cho mình một chiếc smartphone có các đặc tính nâng cao về phần mềm và phần cứng để bảo vệ tài khoản và thanh toán đầu cuối.

Nguy cơ 2: Mất điện thoại

Các smartphone ngày nay có chức năng giống như những tấm thẻ tín dụng. Nó chứa tất cả các dữ liệu cần thiết như hông tin liên lạc, tên, bộ sưu tập ảnh cá nhân, kết nối phương tiện truyền thông xã hội, và nhiều thứ khác nữa. Tương tự, nó cũng cung cấp quyền truy cập đầy đủ vào tài khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thông qua các ứng dụng thanh toán khác nhau, ví di động, ứng dụng ngân hàng trực tuyến và hơn thế nữa.

Ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thất lạc chiếc ĐTDĐ của mình?

Vì thế, bạn nên tìm kiếm những chiếc smartphone được tích hợp khả năng bảo mật tốt để bảo vệ điện thoại, ví di động của bạn, và ngăn chặn các  hoạt động lừa đảo khác. Thay vì sử dụng một phương thức xác thực duy nhất, bạn nên sử dụng phương thức xác thực 2 nhân tố để mở khóa smartphone thông qua các tùy chọn nhận dạng khuôn mặt, vân tay và mống mắt cùng mã PIN.

(Còn tiếp)

 

Có thể bạn quan tâm